Sau kiểm toán, lợi nhuận VietABank "bốc hơi" 14 tỷ đồng

08/04/2024, 13:45
báo nói -

TCDN - Theo BCTC, sau kiểm toán lợi nhuận tại VietABank năm 2023 "bốc hơi" 14 tỷ đồng, lãi dự thu gần 8.000 tỷ đồng. Trong khi nhà băng này đang ôm 89% tài sản thế chấp là bất động sản, đạt hơn 189.349 tỷ đồng, lớn hơn cả tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Việt Á (gọi tắt là VietABank, UPCoM: VAB) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2023, qua đó ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 744 tỷ đồng, giảm 16% so với năm 2022.

Trong khi đó, tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023 tự lập, lãi sau thuế năm 2023 đạt tới 758,3 tỷ đồng. Như vậy, sau kiểm toán, lợi nhuận tại VietABank đã giảm hơn 14 tỷ đồng.

Sau kiểm toán, lợi nhuận VietABank bốc hơi 14 tỷ đồng.

Sau kiểm toán, lợi nhuận VietABank "bốc hơi" 14 tỷ đồng.

Lý giải cho việc lợi nhuận chưa đạt như kỳ vọng, VietABank cho biết, trong năm 2023 ngân hàng liên tục giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng hiện hữu; đồng thời thực hiện nhiều chương trình ưu đãi lãi suất để hỗ trợ khách hàng đang gặp nhiều khó khăn theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nên có ảnh hưởng tới thu nhập lãi thuần.

Bên cạnh đó, việc tăng cường xử lý nợ, tăng trích lập dự phòng rủi ro cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm lợi nhuận.

Theo BCTC, tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của VietABank đạt hơn 112.195 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trước đó vào cuối quý 3/2023, quy mô tổng tài sản của nhà băng này từng thu hẹp xuống còn hơn 104.000 tỷ đồng. Số dư cho vay khách hàng đạt hơn 69.000 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, thấp hơn trung bình của nền kinh tế (tăng trưởng 13,7%).

Tiền gửi khách hàng ở mức gần 86.700 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Tuy nhiên, số dư tiền gửi khách hàng vào cuối năm đã thấp hơn so với quý 3/2023.

Đáng chú ý, trong khi lợi nhuận giảm còn vài trăm tỷ đồng thì con số lãi dự thu (lãi và phí phải thu) tăng mạnh lên tới hàng nghìn tỷ so với đầu năm.

Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gấp 40 lần so với đầu năm, từ 14 tỷ đồng lên 574 tỷ đồng. 

Kết thúc năm tài chính 2023, VietABank còn nợ thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước hơn 142 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2022.

Đặc biệt, kết thúc năm 2023, VietABank  chi gần 760 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng, tăng gần 10 lần so với năm 2022 (năm 2022 chi phí này chỉ là hơn 78 tỷ đồng).

Đặc biệt, kết thúc năm 2023, VietABank  chi gần 760 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng, tăng gần 10 lần so với năm 2022 (năm 2022 chi phí này chỉ là hơn 78 tỷ đồng).

Đặc biệt, năm 2023, VietABank chi gần 760 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khách hàng, tăng gần 10 lần so với năm 2022 (năm 2022 chi phí này chỉ hơn 78 tỷ đồng).

Mặt khác, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 tại VietABank, tính đến cuối năm 2023, tài sản, giấy tờ có giá nhận thế chấp, cầm cố và chiết khấu, tái chiết khấu của khách hàng tăng nhẹ 2% so với đầu năm, đạt hơn 212.272 tỷ đồng. Trong đó, 89% tài sản thế chấp là bất động sản, đạt hơn 189.349 tỷ đồng, lớn hơn cả tổng dư nợ cho vay khách hàng (cho vay khách hàng chỉ hơn 69.000 tỷ đồng).

89% tài sản thế chấp tại VietABank là bất động sản, đạt hơn 189.349 tỷ đồng, lớn hơn cả tổng dư nợ cho vay khách hàng.

89% tài sản thế chấp tại VietABank là bất động sản, đạt hơn 189.349 tỷ đồng, lớn hơn cả tổng dư nợ cho vay khách hàng.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 8/4, cổ phiếu VAB của VietABank đang giằng co ở mức 8.400/cp, tăng 4% so với phiên giao dịch trước đó.

“Ông chủ” không sở hữu lượng cổ phiếu nào

Tại báo cáo tình hình quản trị năm 2023, ông Phương Thành Long - Chủ tịch HĐQT ngân hàng không sở hữu cổ phần VietABank. Trong khi đó, mẹ ruột ông Long - Lương Thị Linh nắm giữ 1,28 triệu cổ phiếu VAB, tương ứng chiếm 0,24% vốn ngân hàng.

Ngoài ra, cựu Chủ tịch VietABank và là Thành viên HĐQT VietABank đến ngày 28/4/2023 sở hữu hơn 24,5 triệu cổ phiếu VAB, tức 4,55% vốn ngân hàng.

Bước ngoặt của VietABank đến vào năm 2011 khi doanh nhân Phương Hữu Việt chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT nhà băng này. Quãng thời gian tại vị của ông Phương Hữu Việt kéo dài từ năm 2011 đến năm 2021, trước khi ông chuyển giao cương vị cho một cháu ruột của mình là ông Phương Thành Long.

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Sau kiểm toán, lợi nhuận VietABank "bốc hơi" 14 tỷ đồng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Rủi ro tiềm ẩn giữa Vicoland Group và VietABank
Ông Bùi Đức Long – Chủ tịch Vicoland Group với tư cách là doanh nhân sở hữu hệ sinh thái rộng lớn, trải dài từ bất động sản đến tài chính, ngân hàng đang khiến dư luận hoài nghi về những rủi ro tiềm ẩn đằng sau việc tận dụng mối quan hệ để vay mượn tại VietABank.
Ông Phương Hữu Việt rút khỏi HĐQT VietABank
HĐQT VietABank nhiệm kỳ mới không còn sự tham gia của ông Phương Hữu Việt và ông Nguyễn Văn Trọng (Quyền TGĐ VietABank) sau khi 'nhường ghế' Chủ tịch HĐQT nhà băng này vào 2 năm trước cho cháu là Phương Thành Long.