Sửa đổi phương pháp, tăng thuế TTĐB với sản phẩm thuốc lá theo lộ trình

22/09/2023, 10:48
báo nói -

TCDN - Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, phương pháp tính thuế hỗn hợp thuế TTĐB với sản phẩm thuốc lá đảm bảo yếu tố điều chỉnh tăng thuế TTĐB theo lộ trình, góp phần hạn chế tiêu dùng thuốc lá bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Ngày 22/9/2023, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp Hội Tư vấn Thuế Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá”.

Hội thảo có sự tham dự của gần 40 đại biểu là đại diện một số bộ, ngành; đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; công ty kiểm toán…, nhà khoa học, chuyên gia kinh tế - tài chính.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam.

TS Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho hay, hiện nay, Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Tại Việt Nam có khoảng 40 nghìn người tử vong mỗi năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Đây là những con số cho thấy tác hại đáng báo động của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy, việc phòng chống tác hại của thuốc lá hiện nay không còn là việc của mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà của toàn xã hội, của cả quốc gia và đã trở thành hoạt động chung trên toàn thế giới.

Nhận thức được tác hại của thuốc lá, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã sớm vào cuộc nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và xã hội, hạn chế ảnh hưởng của khói thuốc lá nơi công cộng. Ngày 25/1/2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020”; và tiếp đó là “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030” được ban hành theo Nghị định số 568/QĐ-TTg ngày 24/5/2023.

TS Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

TS Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

Theo TS Nguyễn Như Quỳnh, thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá tại Việt Nam hiện ở mức 75% giá xuất xưởng, tuy nhiên, tỷ lệ thuế tiêu dùng trong giá bán lẻ thuốc lá tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 38-39%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình của các quốc gia có mức thu nhập trung bình (59%) và đa số các nước ASEAN (khoảng 60-70%), cũng như khuyến nghị của WHO và WB là khoảng 2/3 đến 3/4 giá bán lẻ.

Để tăng cường hiệu quả của việc phòng chống tác hại thuốc lá, tại Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022, đặt ra giải pháp đối với chính sách thuế TTĐB là xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối (phương pháp hỗn hợp) đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB.

z4716664090793_ab4324872c6781567eea471668be9e9d

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng phương pháp tính thuế hỗn hợp thuế TTĐB đảm bảo yếu tố điều chỉnh tăng thuế TTĐB theo lộ trình, góp phần hạn chế tiêu dùng thuốc lá bảo vệ sức khỏe cộng đồngvà bảo vệ môi trường, giảm tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân dân theo mục tiêu đặt ra đối với từng nhóm đối tượng theo chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá.

Tuy nhiên, theo bà Cúc đi đôi với việc áp dụng phương pháp tính thuế TTĐB hỗn hợp, tăng thuế theo lộ trình, để hạn chế sử dụng thuốc lá cần phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phi tính thuế như chống thuốc lá nhập lậu, thực hiện nghiêm vùng cấm hút thuốc lá, tăng tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với việc hút thuốc lá…

Hội thảo đã đánh giá tổng quan về chính sách và quản lý thuế TTĐB đối với thuốc lá tại Việt Nam hiện nay, sự cần thiết của việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá. Chia sẻ kinh nghiệm, xu hướng các nước trên thế giới về việc điều chỉnh thuế TTĐB đối với thuốc lá. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá đến kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước. Chia sẻ, thảo luận về định hướng chính sách thuế TTĐB đối với thuốc lá, một số gợi ý, kiến nghị trong việc xây dựng chính sách thuế TTĐB trong thời gian tới.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Sửa đổi phương pháp, tăng thuế TTĐB với sản phẩm thuốc lá theo lộ trình tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia và thuốc lá
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính xây dựng giải pháp điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt rượu, bia, thuốc lá ở mức thuế suất phù hợp, theo lộ trình trên cơ sở bảo đảm mục tiêu thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.
Chưa đánh thuế game online, nghiên cứu kỹ thu thuế thuốc lá mới
Thường trực Chính phủ yêu cầu trước mắt chưa đưa kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (game online) vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; nghiên cứu kỹ đề xuất thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá mới và thiết bị điện tử của sản phẩm thuốc lá mới, nước giải khát có đường.
Đề xuất áp thuế TTĐB với đồ uống có đường, thuốc lá mới, trò chơi điện tử
Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng như đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.