Sửa quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng

06/02/2023, 16:22
báo nói -

TCDN - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 26/2022/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi vẫn tính theo quy định hiện hành tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN nhưng có sự điều chỉnh về tổng tiền gửi.

Cụ thể, tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài (bao gồm cả tiền gửi của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác), trừ các khoản sau: tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng; tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước;

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước theo lộ trình sau đây: Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến 31/12/2023: 50% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước; từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024: 60% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước; từ ngày 01/01/2025 đến 31/12/2025: 80% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước; từ ngày 01/01/2026: 100% số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

Thông tư cũng nêu rõ, ngân hàng thương mại chưa đáp ứng được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN thực hiện lộ trình tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN theo Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu được phê duyệt sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Trong thời gian chưa áp dụng Thông tư 41/2016/TT- NHNN, ngân hàng thương mại thực hiện tỷ lệ an toàn vốn quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN.

Nam Yên
Bạn đang đọc bài viết Sửa quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan