Thanh Hoá có hơn 780 cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập

29/09/2023, 14:16
báo nói -

TCDN - Thanh Hóa hiện có tổng số cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính của 27 huyện, thị xã và thành phố là 789 cơ sở.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc rà soát, báo cáo, đề xuất xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính dôi dư sau sáp nhập.

Theo phòng Quản lý công sản - giá, Sở Tài chính Thanh Hóa, hiện nay tổng số cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính của 27 huyện, thị xã và thành phố là 789 cơ sở (tài sản công). Qua rà soát của cơ quan chức năng, cho thấy, toàn bộ 789 cơ sở nhà đất trên phần lớn còn nguyên giá trị lớn, giá trị khấu hao tài sản còn nhiều và đang còn khả năng sửa chữa, cải tạo để sử dụng. Thậm chí, ở nhiều địa phương, các công trình đang còn mới, chưa kịp đưa vào sử dụng.

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chuyển về Trung tâm Triển lãm hội chợ quảng cáo tỉnh, ở phường Đông Hải. Trụ sở cũ gồm ba khối nhà cao 3-4 tầng, thiết kế hình chữ U với cả trăm phòng chức năng, nhiều năm qua không có người sử dụng.

Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chuyển về Trung tâm Triển lãm hội chợ quảng cáo tỉnh, ở phường Đông Hải. Trụ sở cũ gồm ba khối nhà cao 3-4 tầng, thiết kế hình chữ U với cả trăm phòng chức năng, nhiều năm qua không có người sử dụng.

Cũng theo báo cáo của Sở Tài chính, tỉnh Thanh Hóa có 101 trường trung học phổ thông, thời điểm sau sáp nhập còn 88 trường, giảm 13 trường, hiện có 8 trường thuộc diện dôi dư.

Hiện nay, qua nhiều năm không sử dụng, hàng chục công trình công sở, trạm y tế, sân vận động và trường học dôi dư sau khi sáp nhập bị bỏ hoang và có dấu hiệu xuống cấp, gây lãng phí tài nguyên đất và ngân sách nhà nước. Các địa phương và người dân mong muốn lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, các đơn vị chức năng liên quan cần sớm có hướng dẫn, phương án phù hợp để chuyển đổi mục đích sử dụng các công trình này, tránh lãng phí nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước.

Thực hiện Công điện số 771/CĐ-TTg ngày 29/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát việc xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023 - 2030; Công văn số 9899/BTC-QLCS ngày 15/9/2023 của Bộ Tài chính về việc xử lý trụ sở, tài sản công đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Thông báo số 254-TB/VPTU ngày 13/9/2023 của Văn phòng Tỉnh ủy.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Văn bản số 14477/UBND-KTTC về việc rà soát, báo cáo, đề xuất xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức ở các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 và phương án thực hiện cho giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện hoàn thành sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung và khẩn trương thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở (nhà, đất), tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017, Nghị định số 167/2017/NĐCP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018, Thông tư số 125/2021/TTBTC ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các văn bản triển khai, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện của Sở Tài chính.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý khẩn trương thực hiện rà soát, lập danh sách; trên cơ sở đó, tổng hợp, báo cáo tổng thể thực trạng công tác quản lý và sử dụng tài sản công và đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng các trụ sở công ở các đơn vị hành chính sau khi sắp xếp các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn (bao gồm các đơn vị đã thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019 - 2021 mà cho đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hiệu quả và các đơn vị dự kiến sẽ sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2030).

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa bàn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030. Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương, UBND cấp huyện lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp. Việc lập danh sách và dự kiến phương án xử lý phải được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, được tổng hợp vào Đề án để báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn cấp huyện phải sắp xếp, nhưng đơn vị hành chính cấp xã đó không thuộc đối tượng chia tách, sáp nhập, hợp nhất thì việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về tài sản công, không thống kê vào danh mục tài sản phải sắp xếp lại, xử lý khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Các cơ sở nhà, đất không có nhu cầu sử dụng của các Bộ, cơ quan Trung ương có trụ sở cơ quan, đơn vị ngành dọc đóng tại các huyện, thị xã, thành phố thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 – 2021. Giao Sở Tài chính là cơ quan đầu mối của tỉnh, chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nội vụ, UBND các huyện, thị xã, thành phố, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Trung ương, căn cứ các hình thức xử lý nhà, đất quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ) để thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; xây dựng phương án bố trí, sắp xếp trụ sở công tại các đơn vị hành chính dự kiến sắp xếp giai đoạn 2023 – 2030.

Các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện và tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt xử lý trụ sở, tài sản công thuộc tỉnh quản lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, đảm bảo theo quy định.

Lê Doãn Tài
Bạn đang đọc bài viết Thanh Hoá có hơn 780 cơ sở nhà đất dôi dư sau sáp nhập tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Thanh Hóa lập cụm công nghiệp Liên Hoa
Cụm công nghiệp Liên Hoa (huyện Hậu Lộc) với ngành nghề hoạt động bao gồm sản xuất linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp, phụ tùng điện, điện tử; sản xuất thiết bị cơ khí,…
Hải quan Thanh Hóa hoàn thành dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 93%
Thông tin từ Cục Hải quan Thanh Hóa, đến nay toàn Cục đã thực hiện 102.744 lượt thủ tục hành chính được cung cấp trên dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, số lượng thủ tục được giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 96.313 hồ sơ, đạt 93%/ tổng số dịch vụ công trực tuyến phát sinh tại đơn vị.