Thanh Hóa: Tập trung xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp

20/02/2020, 07:00

TCDN - Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện các giải pháp để xây dựng, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. 

Theo đó, từ năm 2013, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tích tụ đất đai bằng các hình thức chuyển nhượng, thuê hoặc cho thuê quyền sử dụng đất hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp, HTX để phát triển sản xuất, tạo ra những vùng sản xuất quy mô lớn.

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp

Kết quả, huyện Hoằng Hóa đã xây dựng được vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ở 27 xã, với tổng diện tích 3.250 ha; năng suất lúa bình quân trong vùng thâm canh đạt 72 tạ/ha. Vùng trồng cây khoai tây liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, với tổng diện tích 301,2 ha, năng suất 18,2 tấn/ha, giá trị đạt 122,4 triệu đồng/ha/vụ. 

Đến nay toàn huyện có 435 máy làm đất, 76 máy gặt đập liên hợp, 20 máy cấy, 3 máy sấy nông sản, 4 máy gieo hạt và 12 cơ sở sản xuất mạ khay ở các xã Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh, Hoằng Quỳ, Hoằng Phú, Hoằng Sơn, Hoằng Trạch, Hoằng Hợp, Hoằng Lưu, Hoằng Phúc, Hoằng Đạt...

Theo đó, nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa ở các khâu sản xuất, như: Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 98%, cấy bằng máy đạt 11%, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đạt 85% diện tích. Qua đó, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị trên từng đơn vị sản xuất và đạt 125 triệu đồng/ha, cao hơn 50 triệu đồng/ha/năm so với năm 2013.

Ngọc Diễm
Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Tập trung xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Tập trung, tích tụ đất nông nghiệp: Vốn hoá đất đai thành tài chính
Chủ trương tích tụ đất đai của Chính phủ được kỳ vọng sẽ đem đến đột phá trong nông nghiệp, có thể hình thành một thị trường đất đai đúng nghĩa kết hợp với một chính sách chuyển đổi sinh kế phù hợp cho nông dân. Tuy nhiên, việc thời gian, không gian sử dụng đất, thủ tục mua bán đất... là thách thức lớn.
Nghệ An sẽ xây khu nông nghiệp xuất khẩu 'tỷ đô'
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực lâm nghiệp phấn đấu tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Nghệ An đến năm 2025 đạt 2 tỷ USD, đến năm 2035 trên 3 tỷ USD.