Thanh tra Chính phủ: NCB phê duyệt cho vay khi khách chưa đủ điều kiện

12/07/2023, 09:52
báo nói -

TCDN - Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra 6 hồ sơ cấp tín dụng của NCB và nhận định, ngân hàng này đã thẩm định, phê duyệt cho vay khi khách hàng chưa đủ điều kiện vay vốn.

Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận về việc thực hiện đề án tái cơ cấu, xử lý nợ xấu ngân hàng giai đoạn 2013-2017. Ngoài Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại và chỉ rõ sai phạm tại Ngân hàng Quốc dân ((NCB - mã chứng khoán: NVB).

Cụ thể, theo kết luận, tại thời điểm cuối năm 2017, tổng dư nợ cho NCB vay là 32.111 tỷ đồng, nợ xấu là 579 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,8% tổng dư nợ, nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu là 18%, tương ứng 6.927 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ : NCB phê duyệt cho vay khi khách chưa đủ điều kiện.

Thanh tra Chính phủ : NCB phê duyệt cho vay khi khách chưa đủ điều kiện.

Tính đến thời điểm 30/6/2018, tổng dư nợ cho vay ngân hàng Quốc Dân (NCB) là 35.311 tỷ đồng, nợ xấu là 832 tỷ đồng (tăng 253 tỷ đồng so với 31/12/2017). Chiếm tỷ lệ, 2m36 % tổng dư nợ, nếu tính nợ xấu bao gồm cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu là 15,53% tương ứng với giá trị là 6.341 tỷ đồng. Bên cạnh đó một số khoản nợ nhóm 1, nhóm 2 được cơ cấu gia hạn thời gian trả nợ, tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu là 992 tỷ đồng (giảm 234 tỷ đồng so với 31/12/2017), chiếm 2,81% trên tổng dư nợ, lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu là 414m43 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ kiểm tra 6 hồ sơ cấp tín dụng của NCB trong đó, 4 hồ sơ dư nợ tại thời điểm 31/8/2018 là 1.699 tỷ đổng (chiếm tỷ lệ 4,94% tổng dư nợ), 2 hồ sơ tín dụng đã bán cho VAMC với tổng dư nợ gốc là 687 tỷ đồng (chiếm 9,5% tổng giá trị các khoản nợ đã bán cho VAMC).

6 đơn vị thẩm định gồm: Công ty Gami Hội An, Công ty Tuần Châu Hà Nội, Công ty TNHH Biofeeds, Công ty T&H Hạ Long, Công ty tư vấn ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ C&C...

Kết quả cho thấy, ngân hàng NCB đã thẩm định, phê duyệt cho vay khi khách chưa đủ điều kiện vay vốn. Tài sản đảm bảo chưa được đăng ký giao dịch đảm bảo, chưa thực hiện thẩm định lại định kỳ, tài sản đảm bảo là cổ phiếu nhưng không có cơ sở định giá giá trị.

Ngoài ra, NCB thẩm định nguồn trả nợ không có cơ sở, khách hàng không chứng minh được nguồn vốn tự có tham gia đầu tư dự án; dự án chưa được cấp phép giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng trên đất; Tài sản đảm bảo chưa được đăng ký giao dịch đảm bảo, chưa thực hiện thẩm định, tài sản đảm bảo là cổ phiếu nhưng nhưng không có cơ sở định giá; giải ngân nhưng không có hồ sơ, tài liệu, không có chứng từ chứng minh chưa đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, tiến độ thực hiện dự án. Ngân hàng giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án nhưng không có hồ sơ chứng minh việc thực hiện dự án.

Kiểm tra sau cho vay của NCB tại các doanh nghiệp, cho thấy ngân hàng chưa đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, chưa thu thập đầy đủ các chứng từ sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ; kiểm tra sau cho vay không thường xuyên… Thiếu sót trong việc NCB cho vay bù đắp vốn tự có đã đầu tư dự án, trong khi chưa xác định các hạng  mục công trình đã hoàn thành.

Đối với 2 khoản nợ vay bán cho VAMC (Công ty TNHH Biofeeds, Công ty tư vấn ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ C&C), NCB chưa thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng theo đúng quy định.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 10/2021, có 3/4 khách hàng đã tất toán. Riêng Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội vẫn dư nợ 321 tỷ đồng, nợ nhóm 1. Đây là chủ đầu tư dự án Tuần Châu Hà Nội của "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển với hơn hai thập niên chậm tiến độ.

Thanh tra kiến nghị xử lý đối với Công ty Tuần Châu Hà Nội: rà soát, đánh giá, thẩm định lại khoản vay, định kỳ làm việc với khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ khi đến hạn… đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm theo quy chế nội bộ NCB, thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo quy định.

Tính đến 31/12/2022, cho vay khách hàng của NCB đạt hơn 47.722 tỷ đồng, tăng 14,7% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của nhà băng này đi xuống rõ rệt khi Nợ nhóm 1 và 2 suy giảm nhưng Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng mạnh.

Cụ thể, so với hồi đầu năm, Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) giảm 1,8% xuống mức 36.546,1 tỷ đồng; Nợ nhóm 2 (Nợ nghi ngờ) giảm 17% xuống còn 2.619,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 70,4% lên mức 1.027,7 tỷ đồng; Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) tăng vọt 23,4 lần lên mức 4.248,1 tỷ đồng; Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) tăng tới hơn 7 lần đạt mức 3.280,5 tỷ đồng.

Do đó, tổng nợ xấu của Ngân hàng NCB đạt 8.556,5 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần so với hồi đầu năm và tỷ lệ nợ xấu nội bảng của nhà băng này thuộc diện “báo động đỏ” khi tăng vọt từ 3,73% hồi đầu năm lên 17,93%.

Tuy nhiên điều khó hiểu dù nợ xấu đang trong tình trạng đáng báo động thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của NCB trong năm 2022 giảm 59% so với năm 2021 xuống mức 308 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2022, tổng tài sản của NCB đạt 89.847 tỷ đồng, tăng 21,7% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 12,3% đạt 46.762,6 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 10,6% so với đầu năm đạt 71.350,3 tỷ đồng.

Hoàng Nhung
Bạn đang đọc bài viết Thanh tra Chính phủ: NCB phê duyệt cho vay khi khách chưa đủ điều kiện tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Ngân hàng NCB có tân Tổng giám đốc
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm ông Tạ Kiều Hưng làm Tổng giám đốc của NCB từ ngày 27/6/2023.