Thế giới ứng xử thế nào với tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá?

18/07/2024, 14:42

TCDN - Với mục tiêu giảm lượng tiêu thụ với thuốc lá, tăng thu ngân sách nhà nước, giảm thuốc lá bất hợp pháp, trên thế giới nhiều nước đã thực hiện tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng thành công.

Hầu hết quốc gia sử dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC cho hay, cơ cấu thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay như sau: 70 quốc gia sử dụng thuế tuyệt đối, 64 quốc gia sử dụng thuế hỗn hợp; 34 quốc gia sử dụng thuế theo tỷ lệ phần trăm; 12 quốc gia không chịu thuế. Xu hướng thế giới chuyển mô hình thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sang cơ cấu hỗn hợp hoặc tuyệt đối. Vì vậy, đề xuất áp dụng phương pháp hỗn hợp là theo đúng xu hướng cải cách thuế trên thế giới.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC.

Theo bà Vân, hiện nay, thuốc lá bất hợp pháp là vấn đề nhức nhối của ngành thuốc lá và các chính phủ. Thị phần thuốc lá lậu trên toàn thế giới hiện là 11.6% (theo WHO). Theo ước tính của ngành thì thị phần thuốc lá lậu cao hơn khoảng 2-3 lần. Tổng mức tiêu thụ thuốc lá trên toàn thế giới có xu hướng giảm, tuy nhiên khối lượng của thị trường bất hợp pháp vẫn ổn định theo thời gian (theo WHO). Thuốc lá lậu tăng/giảm phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia (theo WHO)

Mối tương quan giữa giá thuốc lá hợp pháp và thị phần thuốc lá lậu trung bình là 86%. Việc tăng giá thuốc lá hợp pháp khiến người tiêu dùng có xu hướng cao chuyển sang sử dụng các loại thuốc lá thay thế bất hợp pháp.

Trong khi đó, buôn bán thuốc lá lậu phá vỡ các mục tiêu của chính phủ: Giảm thu thuế, tăng nguy cơ về sức khỏe do chất lượng của thuốc lá lậu (tăng chi phí chăm sóc sức khỏe). Buôn bán thuốc lá lậu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thuốc lá hợp pháp và có liên quan đến tội phạm có tổ chức. Các giải pháp tổng thể (bao gồm chính sách thuế thuốc lá hợp lý và các biện pháp phòng chống thuốc lá lậu) là cách hiệu quả nhất để giải quyết nạn buôn bán thuốc lá lậu.

Mặc dù vậy, theo bà Vân, thuốc lá lậu cạnh tranh hơn so với thuốc lá hợp pháp do mức lợi nhuận rất hấp dẫn cho kênh phân phối do thuốc lá lậu không đóng thuế. Đơn cử như tại Việt Nam, lợi nhuận thu được do trốn thuế của Jet là, Hero là khoảng 8.000 - 10.000VND/bao (giá bán lẻ khoảng 20.000-22.000VND/bao). Không tuân thủ các quy định của nhà nước về Phòng chống tác hại thuốc lá (không có Cảnh báo bằng hình ảnh; mùi vị đậm hơn do không tuân thủ mức giới hạn về hàm lượng Tar và Nicotin, v.v..) nên nhìn chung thuốc lá lậu thu hút người tiêu dùng hơn so với thuốc lá hợp pháp về mặt hình ảnh và sản phẩm. Mẫu mã đa dạng, dễ dàng tìm mua trên thị trường.

“Do sức hấp dẫn nêu trên của thuốc lá lậu, một khi người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng thuốc lá lậu, rất khó để người tiêu dùng từ bỏ thuốc lá lậu để chuyển sang thuốc lá hợp pháp hay bỏ hút. Khi giá thuốc lá hợp pháp tăng do thuế TTĐB tăng, rủi ro cao người tiêu dùng sẽ chuyển sang thuốc lá lậu”, bà Vân cảnh báo.

Đức

Tại Đức, theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân, giai đoạn 2002 - 2010: Tăng thuế mạnh, nhưng do ảnh hưởng tiêu cực, phải điều chỉnh giảm thuế. Cụ thể, từ năm 2002 - 2005: Tăng thuế từ 55,9 Euro/ 1.000 điếu + 23,3% lên 82,7 Euro/ 1.000 điếu + 25,3%. Khi đó, người tiêu dùng chuyển sang mua các loại thuốc lá từ các quốc gia khác .Lượng tiêu thụ thuốc lá hợp pháp giảm khoảng 34%. Ngân sách bị trì trệ.

Giai đoạn 2006 - 2010: Giảm nhẹ thuế TTĐB một lần từ 25,3% xuống 24,7%. Không cải thiện được hệ lụy từ giai đoạn trước đó.

Tiếp theo đó, trong giai đoạn 2011 - 2021: Tăng thuế TTĐB dần đều với lộ trình hợp lý. Trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: Tăng dần thuế TTĐB trong 5 năm từ 80,7 Euro/ 1000 điếu + 24,7% lên 96,3 Euro/ 1000 điếu + 21,7%. Khi đó, nguồn thu ngân sách trung bình tăng hơn 4,2%. Mức tiêu thụ thuốc lá giảm khoảng 3%/năm.

Trong giai đoạn 2016 - 2021: Giai đoạn bình ổn, thuế TTĐB tăng nhẹ từ 96,3 Euro/1.000 điếu lên 98,2 Euro/1.000 điếu. Ở giai đoạn này, thu thuế TTĐB vẫn tăng trưởng ở mức vừa phải. Nạn buôn bán thuốc lá lậu trong nước cũng đã giảm mạnh.

Empty

Vương quốc Anh

Thuế chỉ tăng khoảng 6,2%/ năm đã dẫn đến thuốc lá lậu tăng chiếm khoảng 20% thị trường vào năm 2016, gây thất thu ~2.5 tỷ GBP.

Mặc dù mức tiêu thụ thuốc lá giảm nhưng kéo theo 1 loạt các hệ quả tiêu cực khác. Cụ thể, mức tiêu thụ thuốc lá hợp pháp giảm đều đặn 49,5 tỷ (2005-2006) xuống còn 29,5 tỷ điếu (2016 - 2017), tương đương 40%. Tạo ra thị trường tiêu thụ lớn cho thuốc lá bất hợp pháp và thuốc lá giả (chiếm ~ 20% ​​thị phần) - Nạn buôn lậu trở nên trầm trọng, khó kiểm soát, hình thành các tổ chức buôn lậu quy mô lớn. Thất thu thuế từ thuốc lá lậu ước tính khoản 2,3 - 2,5 tỷ bảng Anh trong giai đoạn 2016 - 2017. Tỷ lệ việc làm trong ngành bán lẻ bị giảm nghiêm trọng.

Malaysia

Bà Vân cho biết, tại Malaysia giai đoạn 2014 - 2015 liên tiếp tăng thuế TTĐB với thuốc lá, trong đó tăng 40% vào năm 2015. Khi đó giá bán lẻ thuốc lá tăng 25%.

Giai đoạn 2016 - 2018, tăng gấp đôi thuế doanh thu từ 5% lên 10% vào năm 2018. Thuế TTĐB không tăng. Trong giai đoạn này, sản lượng thuốc lá hợp pháp giảm 55% sau 5 năm kể từ 2014. 3 nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất đã đóng cửa các nhà máy ở Malaysia. Thuốc lá lậu bùng nổ - chiếm 65% thị phần năm 2020. Thu ngân sách sụt giảm sau khi tăng thuế TTĐB.

Empty

Tại Malaysia trong giai đoạn 2015 - 2018, tăng thuế TTĐB 10% nhưng tổng lượng tiêu thụ thuốc lá vẫn tăng 5%. Mục tiêu giảm lượng tiêu thụ thuốc lá vẫn không đạt được dù đã tăng thuế.

Ông Daniel Hsu, Tổng giám đốc BAT Vùng Đông Á nhấn mạnh, kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy việc tăng sốc thuế và chưa phù hợp với đặc thù thị trường tiêu dùng sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy, như đã diễn ra tại rất nhiều nước như Đức, Vương Quốc Anh, Hàn Quốc, Banglades và đặc biệt gần đây nhất là Malaysia khi thuốc lá lậu chiếm lĩnh lên đến 2/3 thị trường, nhà nước thất thu ngân sách, mục tiêu giảm người hút bị phá sản khi thuốc lá lậu tràn ngập thị trường và tổng lượng tiêu thụ thuốc lá vẫn tăng đều hàng năm, người hút thuốc lá không giảm.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Thế giới ứng xử thế nào với tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá? tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

'Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được định nghĩa trong luật hiện hành'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng chưa được định nghĩa cụ thể trong luật hiện hành, do vậy đang tồn tại một khoảng trống pháp lý trong công tác quản lý nhà nước đối với loại hình sản phẩm này.
Tại sao cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá?
Thuốc lá là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tại Việt Nam với mức thuế suất 75% trên giá xuất xưởng. Tuy nhiên, tỷ lệ thuế trên mức giá bán lẻ vẫn thấp khoảng 38%, trong khi mức trung bình của thế giới là 61% và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 75%.