Thủ tướng bắt đầu tham dự Hội nghị WEF và làm việc tại Trung Quốc

24/06/2024, 14:09
báo nói -

TCDN - Trưa 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Chu Thủy Tử, TP Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, để dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc.

Dự kiến, trong khuôn khổ Hội nghị WEF Đại Liên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự và phát biểu tại các phiên của Hội nghị; cùng Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF Klaus Schwab chủ trì Phiên Đối thoại với lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF; chủ trì Tọa đàm với doanh nghiệp đối mới sáng tạo; đồng thời có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp WEF trong khuôn khổ Hội nghị.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Đại Liên, bắt đầu tham dự Hội nghị WEF và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP

Đối với hoạt động song phương với Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc; làm việc với một số tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc và gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, góp phần làm sâu sắc quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lại Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược" và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và WEF.

PV
Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng bắt đầu tham dự Hội nghị WEF và làm việc tại Trung Quốc tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Phó thủ tướng: Quy hoạch báo chí phải thực chất, có tính mở
Phó thủ tướng yêu cầu dự thảo Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nguyên tắc phải bảo đảm thực chất, có tính mở và khả thi trong thực hiện nhưng không xung đột với các quy định, quy hoạch khác.