Tp.HCM: Quản lý thị trường thu nộp ngân sách hơn 9 tỷ đồng trong tháng 2

03/03/2024, 19:30

TCDN - Trong tháng 2/2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Tp.HCM đã kiểm tra 384 vụ, thu nộp ngân sách hơn 9 tỷ đồng.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Tp.HCM cho biết, trong tháng 2/2024, các Đội QLTT đã kiểm tra 863 vụ chuyên ngành và liên ngành, qua đó phát hiện 388 vụ vi phạm.

Đối với hoạt động kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT Tp.HCM đã kiểm tra, phát hiện 384 vụ vi phạm.

Trong đó, 454 vụ đã xử lý, thu nộp ngân sách 9,16 tỷ đồng (tiền thu phạt hành chính là 8,63 tỷ đồng đồng, tiền bán hàng tịch thu là hơn 526 triệu đồng và 3,6 triệu đồng tiền truy thu số lợi bất hợp pháp).

Lực lượng chức năng TP. Hồ Chí Minh kiểm tra hàng hóa vi phạm (Ảnh: Cục QLTT Tp.HCM).

Lực lượng chức năng TP. Hồ Chí Minh kiểm tra hàng hóa vi phạm (Ảnh: Cục QLTT Tp.HCM).

Cũng trong tháng 2/2024, lực lượng quản lý thị trường Tp.HCM đã nhiều lần giám sát hoạt động tiêu huỷ hàng hóa, trị giá tang vật vi phạm là trên 9,7 tỷ đồng.

Trong tháng, Cục QLTT thành phố đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 1 vụ có dấu hiệu phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trị giá tang vật vi phạm hơn 770 triệu đồng.

Về công tác phối hợp kiểm tra liên ngành, lực lượng Quản lý thị trường tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã kiểm tra 479 vụ, trong đó có 4 vụ vi phạm.

Các vụ nổi cộm gần đây như, ngày 26/2/2024, Đội Quản lý thị trường số 10 phối hợp với Công an Thành phố đồng loạt kiểm tra 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại di động Phương Anh, Đại Hào, Quốc Nam (đường Ba tháng Hai, phường 7, quận 10). Qua đó, tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa là linh, phụ kiện điện thoại vi phạm.

Trong tháng 2/2024, các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường Tp.HCM đã tiến hành kiểm tra 863 vụ chuyên ngành và liên ngành.

Trong số các vụ việc trên, đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng đã kiểm tra và phát hiện có 384 vụ vi phạm. Tổng có 454 vụ việc bị xử lý, thu nộp ngân sách với số tiền là hơn 9,1 tỷ đồng, trong đó, tiền thu phạt hành chính là hơn 8,6 tỷ đồng, tiền bán hàng tịch thu là hơn 500 triệu đồng và 3,6 triệu đồng tiền truy thu số lợi bất hợp pháp.

Cũng trong tháng 2/2024, lực lượng quản lý thị trường Tp.HCM đã nhiều lần giám sát hoạt động tiêu huỷ hàng hóa, trị giá tang vật vi phạm là trên 9,7 tỷ đồng.

Gần 28.000 sản phẩm linh, phụ kiện điện thoại vi phạm mà lực lượng Quản lý thị trường Tp.HCM thu giữ tại 3 cơ sở kinh doanh: Phương Anh, Đại Hào, Quốc Nam trên đường Ba tháng Hai, phường 7, quận 10.Trong tháng, Cục QLTT thành phố đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 1 vụ có dấu hiệu phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trị giá tang vật vi phạm hơn 770 triệu đồng.

Về công tác phối hợp kiểm tra liên ngành, lực lượng Quản lý thị trường tham gia các Đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố và quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã kiểm tra 479 vụ, trong đó có 4 vụ vi phạm.

Các vụ nổi cộm gần đây như, ngày 26/2/2024, Đội QLTTsố 10 phối hợp với Công an Thành phố đồng loạt kiểm tra 3 điểm kinh doanh phụ kiện điện thoại di động Phương Anh, Đại Hào, Quốc Nam (đường Ba tháng Hai, phường 7, quận 10). Qua đó, tạm giữ gần 28.000 đơn vị sản phẩm hàng hóa là linh, phụ kiện điện thoại vi phạm.

Lực lượng QLTT Tp.HCM phát hiện trên 4 tấn vải trị giá 1,6 tỷ đồng tại quận 1. Hay ngày 21/2/2024, Đội Quản lý thị trường số 4 phối hợp cùng lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra tại Công ty TNHH B.Y.F.A.S và điểm chứa trữ hàng hoá của Công ty TNHH B.Y.F.A.S tại một căn hộ thuộc Chung cư 40E (đường Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1). Kết quả, lực lượng chức năng thu giữ trên 4 tấn vải và các loại quần áo trị giá gần 1,6 tỷ đồng.

Trước đó, trong tháng 1/2024, các Đội Quản lý thị trường tại Tp.HCM cũng đã kiểm tra 548 vụ chuyên ngành và liên ngành. Tổng số vụ đã xử lý là 474 vụ, thu nộp ngân sách với số tiền gần 11 tỷ đồng.

Thời gian tới, Cục QLTT Thành phố tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT và UBND thành phố trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và các lĩnh vực, mặt hàng nhạy cảm, thiết yếu như: xăng dầu, khí đốt, than đá, phân bón; các loại rau, củ, quả; thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh...

Trong đó, tập trung tại các địa bàn phức tạp, nổi cộm, trọng điểm; đồng thời, đẩy mạnh phối hợp với các lực lượng chức năng địa phương trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong thương mại điện tử.

Như Quỳnh
Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Quản lý thị trường thu nộp ngân sách hơn 9 tỷ đồng trong tháng 2 tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan