Triệt phá cơ sở tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng mì ăn liền để trục lợi

07/04/2021, 14:40

TCDN - Tin từ Tổng cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương cho biết, đơn vị vừa nhận báo cáo của Cục QLTT tỉnh Sơn La về việc triệt phá thành công cơ sở phân phối có hành vi tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng, sau đó tiếp tục phân phối ra thị trường.

Cụ thể, rất nhiều người dân sau khi mua và sử dụng sản phẩm mì ăn liền do nhà phân phối Dương Nguyên (xã Tân lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) bán ra đã phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường trên bao bì sản phẩm. Ngay lập tức, thông tin được trình báo lên Cục QLTT tỉnh Sơn La.

Nhận tin báo của người tiêu dùng, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 3, Cục QLTT Sơn La đã tiến hành thẩm tra, xác minh thông tin và kiểm tra đột xuất đối với Nhà phân phối Dương Nguyên. Thời điểm kiểm tra, Đoàn phát hiện tại cơ sở có 30 thùng mì ăn liền đã bị tẩy xoá hạn sử dụng, số lô và được gắn hạn sử dụng mới.

Qua làm việc với lực lượng chức năng, ông Đỗ Thái Dương (chủ cơ sở) đã thừa nhận hành vi vi phạm của mình.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất Đội trưởng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa với tổng số tiền thu phạt: 8.800.000 đồng, đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm.

Trước sự việc này, nhà sản xuất thương hiệu mì bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm những trường hợp gian lân thương mại để đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng và uy tín của thương hiệu.

Văn Nguyễn
Bạn đang đọc bài viết Triệt phá cơ sở tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng mì ăn liền để trục lợi tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Giá trị gia tăng tạo ra chỉ chiếm 1-2%, Asanzo lừa dối người tiêu dùng
Hải quan đánh giá Asanzo chủ yếu lắp ráp thủ công, hàm lượng giá trị gia tăng chỉ 1-2%. Như vậy, mặt hàng xuất khẩu mang nhãn hiệu Asanzo chỉ thực hiện lắp ráp đơn giản, các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh thì không đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam.