Vấn đề thuế cần quan tâm khi hoạt động M&A trong đại dịch

06/09/2022, 13:30
báo nói -

TCDN - Deloitte Việt Nam cho rằng, vượt qua những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường Việt Nam vẫn chứng kiến sự gia tăng về cả quy mô và giá trị từ các hoạt động Mua bán và Sáp nhập (M&A). Tuy nhiên, mức tăng trưởng vẫn đang bị kìm hãm bởi các vấn đề thuế do tính chất phức tạp của hệ thống...

Hai năm qua, các nhà đầu tư và đội ngũ tư vấn đã phải đối mặt với những thách thức chưa từng có và phải thay đổi hoàn toàn cách làm việc trong những thương vụ M&A. Họ không chỉ thay đổi cách tiếp cận trong quá trình thẩm định công ty mục tiêu (tên gọi chung cho các công ty được đầu tư) mà còn phải mở rộng phạm vi công việc để tăng cường sự đảm bảo và phù hợp cho nhà đầu tư, đặc biệt trong công tác rà soát thẩm định thuế và cơ cấu.

Trong quá trình rà soát thẩm định thuế, xác định rủi ro là một phần không thể thiếu nhằm đưa ra phương thức hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết hoặc giảm thiểu rủi ro sẽ là một nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng. Bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhà thầu nước ngoài và thuế thu nhập cá nhân (bao gồm cả rủi ro phát sinh từ chương trình cổ phiếu thưởng cho người lao động - ESOP), nhà đầu tư cần xem xét cả các yếu tố rủi ro khác có thể phát sinh trong những giao dịch cụ thể. Đó có thể là vấn đề về giao dịch liên kết, hải quan, rủi ro thuế từ giao dịch M&A trước của công ty mục tiêu có khả năng ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư sau này.

Từ góc nhìn nhà đầu tư, các vấn đề thuế luôn là trở ngại trong việc thực hiện các thương vụ M&A.

Từ góc nhìn nhà đầu tư, các vấn đề thuế luôn là trở ngại trong việc thực hiện các thương vụ M&A.

Theo ông McClelland Thomas - Phó tổng Giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư Vấn Thuế, Deloitte Việt Nam, một trong những cách thức tiếp cận để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn là thương lượng các điều khoản có lợi trên hợp đồng, điển hình là việc yêu cầu bồi thường từ bên bán hoặc xem xét giữ lại một phần giá bán vào tài khoản ký quỹ. Ngoài ra, kinh nghiệm thực tiễn từ Deloitte Việt Nam cũng ghi nhận bảo hiểm thuế cũng được tận dụng trong nhiều giao dịch gần đây như một giải pháp trong trường hợp bên bán không bồi hoàn các khoản thuế bị truy thu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn tất thương vụ.

Tùy thuộc vào bản chất và chiến lược của bên bán hoặc bên mua, mua lại cổ phần trực tiếp hoặc gián tiếp vẫn được coi là cấu trúc đầu tư phổ biến của một thương vụ M&A. Dù vậy, tốc độ phát triển của thị trường M&A hiện nay đang vượt qua tốc độ đổi mới của quy định, dẫn đến việc thiếu các hướng dẫn kịp thời và cụ thể, đặc biệt là hướng xử lý thuế đối với một số loại giao dịch.

Nhận xét về hệ thống pháp luật hiện hành, bà Đặng Mai Kim Ngân - Giám đốc Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam nhận xét rằng thị trường vẫn mong mỏi những cơ chế quản lý chặt chẽ và cụ thể hơn. Lấy chuyển nhượng cổ phần gián tiếp làm ví dụ, bà Đặng Mai Kim Ngân cho biết dù đã có công văn hướng dẫn trong nhiều năm trở lại đây, chủ đề này vẫn chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật như Nghị định, Thông tư thuế cho cả trường hợp bên chuyển nhượng là cổ đông doanh nghiệp hoặc cổ đông cá nhân. Tương tự, nhà đầu tư cũng không thể không quan ngại khi các chính sách thuế cho các công cụ tài chính đặc thù vẫn chưa được hoàn thiện.

Ngoài việc xem xét số liệu, dữ kiện và tình huống thực tế, nhà đầu tư nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia có kinh nghiệm với các giao dịch tương tự nhằm xác định rủi ro tiềm ẩn.

Ngoài việc xem xét số liệu, dữ kiện và tình huống thực tế, nhà đầu tư nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia có kinh nghiệm với các giao dịch tương tự nhằm xác định rủi ro tiềm ẩn.

Nhằm đảm bảo sự thành công của thương vụ, các đơn vị tư vấn thuế được nhiều nhà đầu tư cân nhắc khi tìm kiếm phân tích chuyên sâu với phương án tiếp cận thực tế, sáng tạo để xác định nghĩa vụ thuế cũng như các rủi ro tiềm ẩn để từ đó có thể chủ động giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên theo dõi chặt chẽ các thay đổi về quy định và thuế sau khi hoàn tất thương vụ để có những điều chỉnh phù hợp, quản lý hiệu quả các tác động về thuế tiềm tàng trong suốt quá trình đầu tư tại Việt Nam.

Là 1 trong 4 công ty tư vấn và kiểm toán lớn nhất thế giới, Deloitte Việt Nam đã tham gia tư vấn thuế trong hàng loạt các thương vụ M&A nổi bật trong nhiều năm qua. Với kinh nghiệm và thành công của mình, Deloitte Việt Nam đã được trao danh hiệu Vietnam Tax Firm of the Year - Công ty Tư vấn Thuế xuất sắc của năm tại lễ trao Giải thưởng Thuế Châu Á Thái Bình Dương năm 2022 của Tạp chí Thuế Quốc tế (ITR). Là năm thứ hai liên tiếp Deloitte Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng, đây như lời tái khẳng định ảnh hưởng và giá trị mà công ty mang đến cho khách hàng với tư cách là một đơn vị tư vấn đáng tin cậy.

Minh Sơn
Bạn đang đọc bài viết Vấn đề thuế cần quan tâm khi hoạt động M&A trong đại dịch tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

PwC: Hoạt động M&A tăng trưởng mạnh trong năm 2022
Báo cáo mới nhất của PwC về Các Xu hướng của thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Toàn cầu 2022 cho thấy, giá trị giao dịch toàn cầu đạt tăng trưởng kỷ lục ở mức tăng 57% và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, bất chấp các biến động thị trường.
M&A2021: Bất động sản và du lịch, nghỉ dưỡng là điểm sáng
Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD. Lĩnh vực bất động sản và những lĩnh vực phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng cũng sẽ trở thành điểm sáng thu hút M&A.
Deloitte: Các giám đốc tài chính Đông Nam Á chưa thực hiện chuyển đổi bộ phận tài chính
Theo Nghiên cứu của Deloitte, mặc dù phần lớn các giám đốc tài chính (“CFO”) ở Đông Nam Á hiểu được sự cần thiết của việc chuyển đổi trong các lĩnh vực chủ chốt của bộ phận tài chính, nhằm giải quyết những vướng mắc trong trạng thái bình thường mới, nhưng nhiều CFO vẫn chưa bắt đầu quá trình chuyển đổi này.