VN-Index giảm 7,25 điểm, HoSE lại xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh

06/03/2024, 16:15

TCDN - Kết thúc phiên giao dịch 6/3, VN-Index giảm 7,25 điểm. Sắc đỏ áp đảo trên thị trường, HoSE có tới 365 cổ phiếu giảm giá. Ngoài ra, việc HOSE gặp sự cố nghẽn lệnh đã ảnh hưởng đến việc đặt, huỷ lệnh của nhà đầu tư.

Kết phiên hôm nay (6/3), VN-Index giảm 7,25 điểm (tương đương 0,57%) xuống còn 1.262,73 điểm. Sắc đỏ xuất hiện tràn ngập trên bảng điện HoSE với 356 mã giảm, so với 130 mã tăng và 37 mã đi ngang.

Thanh khoản tăng tương đương phiên trước, với giá trị khớp lệnh HoSE hơn 23.114 tỷ đồng. Thanh khoản tăng nhanh trong phiên sáng, đà tăng chậm lại vào buổi chiều, thời điểm có tình trạng nghẽn lệnh.

VN-Index giảm 7,25 điểm, HoSE lại xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh.

VN-Index giảm 7,25 điểm, HoSE lại xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh.

Với nhóm ngân hàng, chỉ còn 3 mã giữ được sắc xanh là LPB, TCB, VCB, trong khi MBB về tham chiếu cùng BID, OCB. Trong đó, TCB đã thay thế LPB trở thành mã tăng tốt nhất nhóm, nhưng cũng chỉ tăng 1,3% lên 42.750 đồng, LPB chỉ còn tăng 1,13% lên 17.850 đồng, còn VCB vẫn sắc xanh nhạt 0,1% lên 95.600 đồng. Trong số mã giảm, số mã trên 1% nhiều hơn 1 mã so với phiên sáng là MSB, ACB, VPB, EIB và sự góp mặt thêm của STB, TPB, trong khi CTG thu hẹp đà giảm xuống dưới 1%; số còn lại giảm nhẹ dưới mức này. Trong nhóm ngân hàng, SHB và MBB là 2 mã có thanh khoản tốt nhất với 32,55 triệu đơn vị và 29,32 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán ngoài CTS, có thêm AGR đóng cửa với sắc xanh, còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, số mã giảm trên 3% chỉ có TVS, trong khi 3 mã giảm hơn 3% trong phiên sáng là BSI, VDS và TVB đã thu hẹp hẹp lại, thậm chí BSI chỉ còn giảm dưới 2%. Các mã đáng chú ý có VIX giảm 2,09% xuống 18.700 đồng, VND giảm 2,13% xuống 23.000 đồng, HCM giảm 1,55% xuống 28.550 đồng; SSI giảm 0,8% xuống 37.100 đồng, đều thu hẹp đáng kể so với phiên sáng. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất nhóm là VND với 31,71 triệu đơn vị, tiếp đến là VIX với 28,5 triệu đơn vị.

Tương tự, nhóm thép ngoài POM và TLH, có thêm SMC đóng cửa trong sắc xanh, trong khi số khác hãm đà giảm. Trong đó, HPG giảm 1,12% xuống 30.800 đồng, HSG giảm 2,34% xuống 22.950 đồng, NKG chỉ còn giảm 0,2% xuống 24.600 đồng. Trong đó, HPG là có thanh khoản tốt nhất với 28 triệu đơn vị.

Trong nhóm bất động sản, HQC sau khi chịu áp lực bán mạnh cuối phiên sáng và có nhiều thời điểm trong phiên chiều, nhưng với mức giá phát hành riêng lẻ cao gấp hơn 2 lần thị giá, nhiều nhà đầu tư vẫn tự tin vào tiền, kéo mã này lên lại mức trần 4.570 đồng khi đóng cửa với thanh khoản cao nhất thị trường 45,9 triệu đơn vị, còn dư mua trần hơn 1,2 triệu đơn vị.

Cũng có sắc tím như HQC là VRC, nhưng cũng như phiên sáng, do không có giao dịch, nên thanh khoản của mã này vẫn gần như đứng yên với chỉ hơn 77.000 đơn vị.

Việc hệ thống giao dịch của sàn HoSE bị quá tải chiều 6/3 khiến cho nhiều nhà đầu tư hoang mang và đẩy lệnh bán, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán. Làn sóng bán tháo sau đó lan rộng sang các nhóm ngành còn lại như ngân hàng, bất động sản, thép. bán lẻ, hóa chất...

Dù xảy ra tình trạng nghẽn mạng nhưng thanh khoản của sàn HoSE không quá lớn với hơn 1 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 24.890 tỷ đồng. Mã dẫn đầu về giá trị giao dịch trên sàn HoSE là SSI với 1.030 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp trên sàn HoSE với giá trị bán ròng hơn 142 tỷ đồng. Trong đó, nhóm cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất là VHM, VIX, VCI, GEX, VIC, VNM.

Sự cố nghẽn lệnh bên sàn HoSE cũng có tác động xấu lên diễn biến của 2 sàn HNX và UPCoM. Kết phiên hôm nay, HNX-Index giảm 1,9 điểm (0,8%), còn UPCoM Index giảm 0,54 điểm (0,58%).

Trước đó, tình trạng nghẽn lệnh từ diễn ra căng thẳng từ cuối năm 2020 đến giữa năm 2021, đến tháng 7/2021 mới chấm dứt khi hệ thống giao dịch mới do FPT xây dựng được đưa vào vận hành.

Hiện, HoSE đang sử dụng hệ thống do FPT cung cấp, trong khi “chờ” hệ thống KRX. Theo kế hoạch của HoSE, từ ngày 4 - 8/3, sở sẽ chuyển đổi hệ thống. Các công ty chứng khoán chuẩn bị hệ thống để chuyển đổi theo lịch trình, thực hiện kiểm tra hệ thống vào ngày 7/3.

HOSE lưu ý, ngày đầu tiên trên hệ thống là ngày 4/3. Dữ liệu cho ngày giao dịch đầu tiên là dữ liệu cuối ngày 1/3.

Ngọc Diễm
Bạn đang đọc bài viết VN-Index giảm 7,25 điểm, HoSE lại xuất hiện tình trạng nghẽn lệnh tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Thanh khoản bùng nổ, VN-Index tăng hơn 3 điểm
Thanh khoản phiên hôm nay tăng vọt với gần 1,2 tỷ cổ phiếu được khớp lệnh. Cổ phiếu bất động sản sau thời gian dài "ngủ đông" đã có những bước tiến giúp VN-Index tăng hơn 3 điểm.
VN-Index tăng 5,55 điểm phiên cuối tuần
Nhịp tăng mạnh 3 phiên đầu tuần này của chỉ số hoàn toàn dựa vào sức mạnh của VCB, nên hai phiên trở lại đây VCB quay đầu, VN-Index lập tức chững lại. Khép lại phiên giao dịch, VN Index tăng 5,55 điểm (0,44%) đạt 1.258,28 điểm với 293 mã tăng và 182 mã giảm.