Vợ Tổng giám đốc Vietcap muốn bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI

29/08/2024, 09:46
báo nói -

TCDN - Bà Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Vietcap muốn bán cổ phiếu VCI của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap. Dự kiến sau giao dịch, bà Thiên Kim giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 2,18%, không còn là cổ đông lớn.

Bà Trương Nguyễn Thiên Kim đăng ký bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap. Được biết, bà Kim là vợ ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap. Doanh nghiệp này do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT).

Ngoài ra, bà Thiên Kim còn làm Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế LOF - nơi ông Tô Hải làm Chủ tịch HĐQT; Thành viên HĐQT độc lập tại Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Bến Thành (mã chứng khoán: BTT), Thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây (mã chứng khoán: WCS).

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Dự kiến sau giao dịch, bà Thiên Kim giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 2,18%, không còn là cổ đông lớn. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 4/9 đến 3/10. Trong khi đó, ông Tô Hải hiện sở hữu hơn 99,1 triệu cổ phiếu VCI, tỷ lệ 22,44% vốn.

Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm nay, Chứng khoán Vietcap đạt lợi nhuận sau thuế gần 477 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Công ty cũng vừa thông báo tạm ứng cổ tức đợt 1 năm nay, tỷ lệ 4% bằng tiền, dự chi ngày 30/8.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu VCI đang khởi sắc thời gian gần đây. Cụ thể, cổ phiếu này đã tăng 15% giá trị kể từ đầu tháng 8 tới nay. Chốt phiên ngày 28/8, cổ phiếu VCI có giá 47.700 đồng/đơn vị.

Gia Linh
Bạn đang đọc bài viết Vợ Tổng giám đốc Vietcap muốn bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

40% cổ phần VietCapital Bank bị phong toả, hạn chế chuyển nhượng
Gần 120 triệu cổ phần không được tự do chuyển nhượng khiến VietCapital Bank gặp không ít khó khăn với kế hoạch tăng vốn - yếu tố mang tính sống còn đối với loạt ngân hàng nhỏ trong "cuộc chiến" níu giữ thị phần trước sức ép của các nhà băng lớp trên.