Vũ điệu điên cuồng của giá dầu thô và tương lai khó lường

03/08/2022, 06:43

TCDN - Giá dầu thô từng giảm xuống mức âm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên toàn cầu nhưng sau đó đạt mức cao kỷ lục 139 USD/thùng.

2 năm gần đây, thị trường dầu thô biến động một cách “điên cuồng”. Giá dầu thô từng giảm xuống mức âm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng sau đó đạt mức cao ngất 139 USD/thùng. Giai đoạn 2020 - 2022, giới đầu tư chưa từng chứng kiến mức biến động nào lớn đến vậy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Thời điểm đó, giá dầu lao dốc từ mốc 150 USD/thùng xuống dưới 40 USD/thùng do thị nỗi sợ suy thoái kinh toàn cầu khiến nhu cầu dầu giảm.

Hiện tại, sự biến động của thị trường xuất phát từ nhiều yếu tố: dịch COVID-19, sự chuyển dịch năng lượng, thiếu đầu tư vào các dự án mới, chính sách khai thác của OPEC; sự bất định xoay quanh căng thẳng Nga - Ukraine.

Đầu năm 2020, khi nhiều nước trên thế giới bắt đầu phong toả để chống dịch COVID-19, hoạt động di chuyển trở nên hạn chế và các nhà máy phải đóng cửa; hệ quả dễ thấy là các công ty khai thác dầu mỏ chịu thiệt hại nặng nề, buộc phải hạ sản lượng.

Đúng lúc đó, Nga lại quyết định bơm thêm dầu để gây áp lực lên các công ty khai thác dầu đá phiến, buộc họ phải giảm giá dầu thô hơn nữa, mức lỗ trên mỗi thùng dầu từ đó càng nới rộng hơn.

Arab Saudi đáp Nga trả bằng việc nâng sản lượng lên mức cao kỷ lục là 12 triệu thùng/ngày và giảm giá 8 USD/thùng nhằm mở rộng thêm thị phần.

thung dau

Tình cảnh thị trường không thể nào tồi tệ hơn khi các nước đua nhau tăng sản lượng, còn thế giới vẫn đang phong toả, nhu cầu dầu mỏ ở mức thấp.

Cuối cùng, chính quyền cựu tổng thống Mỹ Donald Trump thành công thuyết phục Arab Saudi giảm sản lượng nhằm ổn định giá bán. OPEC đồng ý giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày.

Song trước khi quyết định giảm sản lượng có hiệu lực, kho chứa dầu của các nước cũng đã đầy, đặc biệt kho dầu khổng lồ Cushing, Oklahoma (Mỹ) cũng không còn chỗ để nhập thêm hàng. Đó cũng là lúc “thảm họa” ngành dầu mỏ ập đến khi giá dầu thô WTI lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống mức âm, khiến các thương nhân phải trả thêm tiền để người mua lấy bớt dầu.

Sự phức tạp trong chuyển dịch năng lượng

Bất ổn địa chính trị không là lý do duy nhất của biến động thị trường dầu mỏ thời gian qua. Những việc đã xảy ra trong thời kỳ đại dịch COVID-19 càng thúc đẩy các công ty triển khai nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng do ngành khai thác dầu đá phiến Mỹ ghi nhận khoản lỗ tới 300 tỷ USD, giới đầu cơ đổ xô bán tháo cổ phiếu nhóm Big Oil (các công ty dầu mỏ lớn).

Sau khi giá trị sụt giảm hàng tỷ USD, BP cho biết họ sẽ đánh giá lại các kế hoạch khai thác và cho biết việc cắt giảm lượng “sẽ giúp chúng tôi tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng”. Shell thì tuyên bố sẽ “điều chỉnh để đảm bảo duy trì khả năng phục hồi”.

Do các công ty lớn hạn chế đầu tư các dự án khai thác mỏ dầu mới, thế giới trở nên ngày càng phụ thuộc vào các công ty dầu mỏ nhà nước.

Những công ty khai thác dầu nội địa có đủ đáp ứng nhu cầu? Sau khi lệnh phong toả được gỡ bỏ vào cuối năm 2020, nhu cầu dầu mỏ bắt đầu tăng dần, tuy nhiên OPEC và các nước đồng đồng mình (OPEC+) chỉ tăng một lượng rất nhỏ nguồn cung với lý do dịch bệnh có thể khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên đình trệ. Ngoài ra, một số thành viên như Nigeria và Angola, không đạt được tỷ lệ trong mục tiêu sản xuất tương đối khiêm tốn của mình.

Giá dầu tăng phi mã

Giá dầu thô tăng trở lại sau khi căng thẳng Nga - Ukraine bùng nổ hồi tháng 2. Các nước Châu Âu tranh cãi nhiều về việc có nên áp lệnh trừng phạt lên mặt hàng năng lượng của Nga hay không. Tuy nhiên, đến tháng 5, các nước trong khối EU đã đồng ý cấm nhập khẩu dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga đến cuối năm 2022. Nhân cơ hội này, EU nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi sang năng lượng xanh và cam kết chi 195 tỷ euro cho quá trình chuyển đổi này. 

Một tương lai đầy biến động của quá trình chuyển dịch năng lượng, bất ổn địa chính trị được dự báo sẽ còn tác động đến thị trường dầu mỏ trong tương lai. 

Giá đốc điều hành của ExxonMobil, Darren Woods dự báo sẽ có nhiều khoản đầu tư vào khai thác dầu mỏ và khí nhưng chính ông cũng phải thừa nhận rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc gọi vốn, nhất là khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Trong khi đó, giám đốc điều hành của Shell, ông Ben van Beurden cho biết ông sẽ không thay đổi quyết định đầu tư các dự án mới mà đã tuyên bố trước đó. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng cú sốc thị trường hàng hoá gây ra bởi căng thẳng Nga - Ukraine đã khiến chính phủ các nước phải giải quyết vấn đề khác nhau trong hệ thống năng lượng toàn cầu. 

Tùng Lâm
Bạn đang đọc bài viết Vũ điệu điên cuồng của giá dầu thô và tương lai khó lường tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan