Vua Nệm kinh doanh ra sao khi bị phạt chứng khoán?

18/08/2023, 14:58
báo nói -

TCDN - Trước khi bị phạt 55 triệu đồng vì hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định, năm tài chính 2022, Vua Nệm đã báo lỗ gần 54,6 tỷ đồng - mức lớn nhất trong 5 năm.

Theo thông tin vừa công bố trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Vua Nệm.

Theo đó, Vua Nệm đã có hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Cụ thể, công ty gửi nội dung công bố thông tin định kỳ không đúng thời hạn cho HNX đối với BCTC bán niên 2022; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2022; báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2022.

Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng tình tiết tăng nặng do Vua Nệm vi phạm nhiều lần. Tuy nhiên, Vua Nệm được áp dụng tình tiết giảm nhẹ vì đã thành thật hối lỗi, và tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng xử lý vi phạm.

Do vậy, Công ty Cổ phần Vua Nệm bị xử phạt hành chính số tiền 55 triệu đồng. 

Công ty Cổ phần Vua Nệm bị xử phạt hành chính số tiền 55 triệu đồng.

Công ty Cổ phần Vua Nệm bị xử phạt hành chính số tiền 55 triệu đồng.

Vua Nệm được biết là một trong những thương hiệu nhà bán lẻ lớn của thị trường nệm tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng được biết đến nhiều hơn một phần từ những "quảng cáo" lố.  Chính vì vậy, tháng 12/2021, căn cứ Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, Công ty Vua Nệm bị xử phạt với 3 lỗi vi phạm gồm: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái thuần phong mỹ tục; không thông báo kế hoạch quảng cáo với cơ quan chức năng; quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội xử phạt Vua Nêm số tiền 137 triệu đồng.

Được biết, Vua Nệm được thành lập năm 2007 bởi hai doanh nhân người Việt, ông Hoàng Tuấn Anh và ông Nguyễn Vũ Nghĩa. Tuy nhiên, pháp nhân Công ty Cổ phần Vua Nệm chỉ mới thành lập từ tháng 08/2017. Hiện tại, doanh nghiệp này có 153 cửa hàng trên toàn quốc, vốn điều lệ gần 280 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là ông Hoàng Tuấn Anh.

Về tình hình kinh doanh, theo công bố thông tin của Công ty Cổ phần Vua Nệm, doanh nghiệp ghi nhận vốn chủ sở hữu trong năm 2022 đạt 105 tỷ đồng, giảm gần 34% so với năm trước.

Nếu như năm 2021, Vua Nệm ghi nhận khoản lãi sau thuế là hơn 5,2 tỷ đồng thì năm 2022, doanh nghiệp này lại lỗ đến gần 54,6 tỷ đồng - mức lớn nhất trong 5 năm. Do hoạt động kinh doanh ghi nhận mức lỗ lớn nên tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm mạnh từ mức 5,2% sang mức âm 41,2%.

Cùng với đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng từ 0,8 lần lên 2,8 lần trong năm 2022. Như vậy, nợ phải trả của Vua Nệm tại thời điểm 31/12/2022 sẽ là xấp xỉ 250 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Vua Nệm còn lưu hành một lô trái phiếu có mã VUNCH2224001, kỳ hạn 24 tháng, phát hành vào ngày 26/05/2022, hoàn tất vào 30/06/2022 và sẽ đáo hạn vào 26/05/2024 (tổ chức lưu ký là Công ty Cổ phần Chứng khoán APG). Khối lượng của lô trái phiếu là 1.500 đơn vị, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tổng huy động 150 tỷ đồng. Lô trái phiếu có kỳ hạn 24 tháng, kỳ hạn trả lãi 1 tháng/lần. Lãi suất phát hành là 12,5%/năm. Tính đến 31/12/2022, Vua Nệm đã có 7 lần thanh toán lãi trái phiếu, chi ra hơn 10 tỷ đồng.

An Tú
Bạn đang đọc bài viết Vua Nệm kinh doanh ra sao khi bị phạt chứng khoán? tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan