16 ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay như thế nào?

30/09/2021, 09:43

TCDN - Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính từ 15/7 đến 31/8/2021, 16 ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất gần 8.865 tỷ đồng cho khách hàng, đạt 43,01% so với cam kết.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của NHNN, 16 ngân hàng thương mại (NHTM) đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Riêng 4 NHTM nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả thống kê của NHNN, tính từ 15/7 đến 31/8/2021, 16 ngân hàng thương mại gồm: Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MB, Bưu Điện Liên Việt, TPBank, VIB, ACB, Seabank, SHB, HDBank, MSB, VPBank, Techcombank, Sacombank (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng, tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/8/2021 cho khách hàng 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.726 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,06 triệu tỷ đồng cho trên 3 triệu khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 1.032 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 910.556 tỷ đồng cho gần 304.765 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 857 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 701.322 tỷ đồng cho 302.977 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 943 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 725.167 tỷ đồng cho 238.865 khách hàng.

giam-lai-suat

Ngân hàng TMCP Quân đội: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 550 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 93.613 tỷ đồng cho 103.978 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 155 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 49.371 tỷ đồng cho 842 khách hàng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 137 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 125.677 tỷ đồng cho 218.312 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 83 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 9.095 tỷ đồng cho 6.186 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Á Châu: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 83 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 89.335 tỷ đồng cho 65.423 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 37 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 69.595 tỷ đồng cho 32.423 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 30 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 11.683 tỷ đồng cho 123 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 05 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 8.439 tỷ đồng cho 8.358 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 48 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 25.925 tỷ đồng cho 2.150 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 03 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 3.206 tỷ đồng cho 4.839 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 126 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 77.885 tỷ đồng cho 20.916 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 51 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 38.016 tỷ đồng cho 11.879 khách hàng.

NHNN cho hay, sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng quyết liệt thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán; tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh Covid-19 nói chung, đặc biệt là vấn đề sản xuất, lưu thông hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm nói riêng với thời hạn và lãi suất hợp lý.

Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,4%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (4,5%/năm).

Từ cuối tháng 8/2021, nhiều ngân hàng đã thay đổi mức lãi suất huy động theo hướng tiếp tục giảm trong bối cảnh ngân hàng dồi dào thanh khoản và tín dụng tăng chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Lãi suất tiền gửi bình quân bằng đồng Việt Nam của ngân hàng thương mại trong nước ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3%-3,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2%-5,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; 5,4%-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng và 6,1%-6,9% đối với kỳ hạn trên 24 tháng.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết 16 ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay như thế nào? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Sẽ giám sát việc cam kết giảm lãi suất của các ngân hàng
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát việc các ngân hàng thực hiện các cam kết giảm lãi suất, giảm được bao nhiêu, giảm thế nào để có sự hỗ trợ thực chất.