2 tháng đầu năm có thêm 183 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép

28/02/2022, 18:48

TCDN - Trong 2 tháng đầu năm, vốn đăng ký cấp mới có 183 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 631,8 triệu USD, tăng 45,2% về số dự án và giảm 80,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Thống kê cho hay, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/2/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 183 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 631,8 triệu USD, tăng 45,2% về số dự án và giảm 80,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 346,8 triệu USD, chiếm 54,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 186,9 triệu USD, chiếm 29,6%; các ngành còn lại đạt 98,1 triệu USD, chiếm 15,5%.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2022, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 222,8 triệu USD, chiếm 35,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 112,7 triệu USD, chiếm 17,8%; Trung Quốc 78,9 triệu USD, chiếm 12,5%; Hàn Quốc 63,4 triệu USD, chiếm 10%; Đài Loan 43,9 triệu USD, chiếm 7%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 142 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 3,59 tỷ USD, tăng 123,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 27,5%; các ngành còn lại đạt 160,4 triệu USD, chiếm 3,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 400 lượt với tổng giá trị góp vốn 769,6 triệu USD, tăng 41,7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 174 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 91,5 triệu USD và 226 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 678,1 triệu USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 357,8 triệu USD, chiếm 46,5% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 228,7 triệu USD, chiếm 29,7%; ngành còn lại 183 triệu USD, chiếm 23,8%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,02 tỷ USD, chiếm 75,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 324,3 triệu USD, chiếm 12,1%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 210 triệu USD, chiếm 7,8%.

Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 2 tháng đầu năm có 21 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 51,7 triệu USD, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước; có 02 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 44,5 triệu USD, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Hoạt động khai khoáng đạt 33,5 triệu USD; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe động cơ khác đạt 15,1 triệu USD; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 9,2 triệu USD; riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo điều chỉnh giảm 16,4 triệu USD.

Trong 2 tháng đầu năm 2022 có 08 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Lào là nước dẫn đầu với 48,2 triệu USD; Singapore 7,4 triệu USD; Hoa Kỳ 2,9 triệu USD; Trung Quốc 1,3 triệu USD; Hàn Quốc 575 nghìn USD; Myanma điều chỉnh giảm 16,4 triệu.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết 2 tháng đầu năm có thêm 183 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài trong 4 năm tới
Trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có 157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông; hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng năng lượng; hạ tầng công nghệ thông tin; hệ thống xử lý rác, nước thải, du lịch; ngành nông, lâm, thủy sản…
“Chặn” hành vi thao túng giá chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài, đại diện giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm các giao dịch đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam không nhằm mục đích tạo ra cung, cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán và các hành vi giao dịch bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD, tăng gần 10%
Tính đến ngày 20/12/2021 tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
Vốn FDI đạt hơn 26 tỷ USD trong 11 tháng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/11/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.