Vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD, tăng gần 10%

29/12/2021, 16:09

TCDN - Tính đến ngày 20/12/2021 tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.

Trong đó, vốn đăng ký cấp mới, có 1.738 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15,25 tỷ USD, giảm 31,1% về số dự án và tăng 4,1% về số vốn đăng ký so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 7,25 tỷ USD, chiếm 47,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,32 tỷ USD, chiếm 34,9%; các ngành còn lại đạt 2,68 tỷ USD, chiếm 17,5%.

Trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm 2021, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 6,11 tỷ USD, chiếm 40% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 2,79 tỷ USD, chiếm 18,3%; Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 1,67 tỷ USD, chiếm 11%; Trung Quốc 1,66 tỷ USD, chiếm 10,9%; Hàn Quốc 1,2 tỷ USD, chiếm 7,9%; Hoa Kỳ 398,4 triệu USD, chiếm 2,6%.

du-an-fdi

Vốn đăng ký điều chỉnh, có 985 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 9,01 tỷ USD, tăng 40,5% so với năm trước;

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,60 tỷ USD, chiếm 60,2% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,58 tỷ USD, chiếm 23,0%; các ngành còn lại đạt 4,08 tỷ USD, chiếm 16,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, có 3.797 lượt với tổng giá trị góp vốn 6,89 tỷ USD, giảm 7,7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1.535 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 5,03 tỷ USD và 2.262 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,86 tỷ USD. Theo ngành kinh kế, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3,52 tỷ USD, chiếm 51,1% giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1 tỷ USD, chiếm 14,5%; ngành còn lại 2,37 tỷ USD, chiếm 34,4%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021, ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,30 tỷ USD, chiếm 72,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,63 tỷ USD, chiếm 13,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,54 tỷ USD, chiếm 7,8%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, trong năm 2021 có 61 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 409,1 triệu USD, tăng 28,6% so với năm trước; có 22 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn điều chỉnh giảm 776 triệu USD. Do tháng 12/2021, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã điều chỉnh vốn giảm 1,2 tỷ USD của dự án thăm dò phát triển và khai thác dầu khí tại Nga. Nếu không tính dự án này, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) năm 2021 đạt 828,7 triệu USD.

Trong năm 2021, có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam. Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với 307,3 triệu USD; Singapore 141,7 triệu USD; Campuchia 89,4 triệu USD; Isarel 71,6 triệu USD; Canada 57,6 triệu USD; Lào 48,6 triệu USD; Đức 33,5 triệu USD.

Một số dự án đầu tư nước ngoài lớn trong năm 2021:

1. Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).

2. Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021).

3. Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).

 4. Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021).

5. Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021).

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Vốn FDI đạt hơn 31 tỷ USD, tăng gần 10% tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài trong 4 năm tới
Trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có 157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông; hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng năng lượng; hạ tầng công nghệ thông tin; hệ thống xử lý rác, nước thải, du lịch; ngành nông, lâm, thủy sản…
5 dự án FDI lớn nhất trong 9 tháng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, trong 9 tháng đầu năm có 5 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn trên 600 triệu USD/dự án được đầu tư vào Việt Nam.
Vốn FDI đạt hơn 22 tỷ USD trong 9 tháng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 20/9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020.