Báo chí và doanh nghiệp: Sự minh bạch của mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi

29/06/2022, 14:39

TCDN - Theo ông Lê Quốc Minh, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, sự minh bạch chính là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa báo chí và doanh nghiệp. Báo chí cần doanh nghiệp như những nguồn thông tin minh bạch, chính xác, doanh nghiệp cần báo chí với tư cách các kênh truyền thông trung lập, mạnh mẽ, hiệu quả.

Ngày 29/6, tại  Hà Nội, Tạp chí Người Làm Báo, Ban Nghiệp vụ – Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Báo chí - doanh nghiệp đồng hành cùng chính phủ vì một Việt Nam phát triển thịnh vượng”.

Phát biểu khai mạc ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho hay, trong quá trình thực hiện “mục tiêu kép”, báo chí đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc phản ánh kịp thời những khó khăn của doanh nghiệp khi phải đảm bảo vừa sản xuất vừa phải chống dịch, qua đó, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch bệnh xuất hiện nhiều thông tin xấu độc gây hoang mang dự luận, thì những thông tin chính thống trên báo chí đã trở thành điểm tựa cho doanh nghiệp vững tin kinh doanh sản xuất. Bên cạnh đó, quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp còn thể hiện ở sự đồng hành trong hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng cáo sản phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Minh thời gian qua, bên cạnh dòng thông tin chủ lưu, tích cực, đâu đó vẫn còn một số những thông tin gây bất lợi, thậm chí làm tổn hại tới uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Nguyên nhân căn bản là do nhiều doanh nghiệp chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, trong khi một vài nhà báo lợi dụng vai trò giám sát, phản biện xã hội để đưa tin chưa chính xác, hoặc lợi dụng sai phạm của doanh nghiệp để phục vụ lợi ích riêng.

“Sự minh bạch được hiểu là thái độ hợp tác tích cực, cởi mở về thông tin giữa doanh nghiệp và báo chí, ngay cả trong trường hợp thông tin bất lợi đối với doanh nghiệp. Khả năng tạo ra kênh đối thoại thẳng thắn, trực diện với báo chí sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi các thông tin đồn đại, thiếu chính xác, hoặc ít nhất có thể tạo ra các cơ hội giải quyết khủng hoảng truyền thông một cách tích cực”, ông Minh nhấn mạnh.

Đồng thời Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng khẳng định, sự minh bạch chính là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa báo chí và doanh nghiệp. Báo chí cần doanh nghiệp, không phải với tư cách các nhà quảng cáo có thể mở hầu bao nuôi sống báo chí, mà như những nguồn thông tin minh bạch, chính xác, tạo ra giá trị tin cậy cao đối với bạn đọc. Ngược lại, doanh nghiệp cần báo chí với tư cách các kênh truyền thông trung lập, mạnh mẽ, hiệu quả, để thông điệp truyền thông của doanh nghiệp được lan toả tới công chúng.

z3528074173352_f5eca1e51f58ac861ae032c6486cf7cf

Qua các ý kiến tham luận được trình bày tại Diễn đàn, các đại biểu đều khẳng định, trong thời gian tới, mối quan hệ đồng hành giữa báo chí và doanh nghiệp cần được duy trì và phát triển hơn nữa, tuy nhiên, để mối quan hệ này thực sự có hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động và minh bạch thông tin với báo chí. Đối với cơ quan báo chí, cần phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Mặt khác, các phóng viên, nhà báo phụ trách về mảng này cần phải được trang bị kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế; thông tin chính xác, khách quan, đa chiều, tránh gây hoang mang dư luận.

Đặc biệt, trong môi trường truyền thông đa dạng và phức tạp hiện nay, mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ quan báo chí cần thực hiện có hiệu quả mô hình chuyển đổi số, có như vậy báo chí và doanh nghiệp mới có thể chung tay xây dựng một xã hội phồn vinh và phát triển.

Hải Nam
Bạn đang đọc bài viết Báo chí và doanh nghiệp: Sự minh bạch của mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Cội nguồn báo chí cách mạng Việt Nam
Báo chí cách mạng Việt Nam luôn được soi đường bởi lý luận cách mạng là chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những cội nguồn của báo chí cách mạng Việt Nam.
Báo chí và những thách thức trong kỷ nguyên 4.0
Khởi đầu từ số báo đầu tiên ra đời ngày 21/6/1925, nền báo chí cách mạng Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, chỉ đạo và dìu dắt đã trải qua chặng đường 97 năm gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc.