Bến Tre: Đẩy mạnh kết nối thương mại, phát triển sản phẩm OCOP

12/01/2023, 11:16
báo nói -

TCDN - Các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang được đầu tư và phát triển, mạng lại nhiều cơ hội tiếp cận đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Khoa du lịch Việt Nam học - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành vừa tổ chức chuyến đi khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất có sản phẩm đạt chuẩn OCOP tại các huyện Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú và Châu Thành, Bến Tre, nhằm giới thiệu những phẩm chất lượng đến người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả.

Đoàn đến tham quan trực tiếp tại HTX bưởi da xanh Bến Tre. Đây được xem là một trong những sản phẩm đạt chuẩn OCOP được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Đoàn đến tham quan trực tiếp tại HTX bưởi da xanh Bến Tre. Đây được xem là một trong những sản phẩm đạt chuẩn OCOP được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

T.S. Phan Thị Nhàn - Phó trưởng Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, "Bến Tre có rất nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiều sản phẩm chưa được đầu tư mạnh và chỉ bán nhỏ lẽ, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Mặc dù, chất lượng hàng hóa đủ chuẩn xuất khẩu sang các quốc gia lân cận nhưng vẫn chưa tiếp cận được vì nguồn hàng chưa được đồng bộ và ổn định”.

“Trong chuyến đi lần này, mở ra nhiều cơ hội tiếp cận, đưa các sản phẩm Bến Tre đạt chuẩn OCOP đến gần hơn với doanh nghiệp, người tiêu dùng. Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp”, T.S. Ngàn nhận định.

Đến nay, tỉnh Bến Tre có nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tiêu biểu là bưởi da xanh, kẹo dừa, xoài tứ quý…, được khách hàng biết đến và ưa chuộng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cũng không ít các hộ OCOP lo lắng về đầu ra cho sản phẩm.

Bởi lẽ, nhiều mặt hàng sản xuất còn nhỏ lẽ, chỉ cung cấp cho thị trường nội địa và các tỉnh lân cận. Ngoài ra các chủ thể đa phần là hộ kinh doanh cá thể nên việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quảng bá sản phẩm còn hạn chế.

Xoài tứ quý với những quả to, tròn cũng thu hút được sự quan tâm đến nhiều doanh nghiệp.

Xoài tứ quý với những quả to, tròn cũng thu hút được sự quan tâm đến nhiều doanh nghiệp.

Theo ông Mai Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú, việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch được huyện đánh giá là tiềm năng để người dân nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập. Đến nay, huyện đã có 14 sản phẩm được tỉnh công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có ba sản phẩm đạt 4 sao và 11 sản phẩm đạt 3 sao”.

“Với các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, có nhiều cơ hội để phát triển thương hiệu, mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị gắn với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, đến nay huyện có điểm du lịch Cồn Bửng đạt khu du lịch cấp tỉnh, đây cũng chính là cơ hội lớn để các sản phẩm OCOP đưa vào giới thiệu, quảng bá, trở thành quà tặng cho khách du lịch thời gian tới”, ông Hùng nói.

Thông qua chương trình, ông Hùng cũng bày tỏ mong muốn có thể kết nối, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bến Tre sẽ được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến ngày một nhiều hơn.

Võ Tình
Bạn đang đọc bài viết Bến Tre: Đẩy mạnh kết nối thương mại, phát triển sản phẩm OCOP tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Hơn 8.400 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
Tính đến ngày 31/8/2022, tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, cả nước đã có 8.478 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 65,4% sản phẩm 3 sao, 33,4% sản phẩm 4 sao, 1,0% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 0,2 % sản phẩm 5 sao.
Hà Tĩnh: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh Hà Tĩnh bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng, Chương trình đã tạo sức lan tỏa, được người dân và cộng đồng hưởng ứng tích cực.