Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP và Làng nghề
TCDN - Trong khuôn khổ Dự án: “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu/Tre ở Việt Nam” (SCBV), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo: “Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP và Làng nghề Việt Nam”.
Dự án SCBV do Liên minh châu Âu tài trợ trong giai đoạn 2018 – 2023 và dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy kinh doanh toàn diện trong chuỗi giá trị lâm sản ngoài gỗ và thuỷ sản giai đoạn 2018 – 2023” do NSNN tài trợ, được triển khai dưới sự phối hợp giữa Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (NTFPRC).
Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Đức Thịnh cho biết, với tiềm năng phát triển, sự đa dạng các sản phẩm ngành nghề nông thôn; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề Việt Nam ngày càng được quan tâm hơn về môi trường, xã hội, nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe, sản xuất sạch, thân thiện với môi trường.
Tính đến cuối năm 2021, cả nước có 181 nghề truyền thống, 1.983 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận (trong đó: 1.338 làng nghề và 645 làng nghề truyền thống) và hàng nghìn làng nghề chưa được công nhận. Tổng số cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh các làng nghề năm 2021 khoảng 213.000 cơ sở, tạo việc làm cho hơn 672.000 lao động, thu nhập bình quân đạt 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn trong các làng nghề đã được công nhận năm 2021 đạt gần 60.000 tỷ đồng. Đến nay, đã có 2.439 tổ chức kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm OCOP được xếp hạng, trong đó khu vực kinh tế tư nhân chiếm 59% (27,5% là doanh nghiệp), còn lại là kinh tế tập thể, hợp tác xã chiếm 41%, cho thấy mục tiêu là rất đúng hướng, là cơ sở, thành tố kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Tính đến ngày 31.10, cả nước đã có gần 8.600 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên đến từ gân 4.400 chủ thể là cơ sở hộ sản xuất kinh doanh.
Tại hội thảo, các đại biểu được nghe chia sẻ của các nghệ nhân cũng như các chuyên gia bàn và thảo luận định hướng phát triển sản phẩm OCOP tại các địa phương nói riêng cũng như tại Việt Nam nói chung. Các đại biểu đều đồng tình về tầm quan trọng của chương trình OCOP là giải pháp quan trong trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Đồng thời, phát triển thế mạnh địa phương, các sản phẩm đặc sản – sản phẩm làng nghề theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo vệ hệ sinh thái bền vững. Do đó, trong thời gian tới cần tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề theo trục sản phẩm địa phương làng, xã. Tập trung khai thác các bản sắc, đặc trưng của các sản phẩm để tạo sự khác biệt.
Bên cạnh đó, các chủ thể cũng như địa phương phải chú trọng kỹ năng sản xuất, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc. Cụ thể như: Phân loại làng nghề; Bảo tồn và khôi phục làng nghề có nguy cơ mai một thất truyền; Hỗ trợ các làng nghề có khả năng phát triển; Phát triển vùng nguyên liệu; Xây dựng trung tâm bảo tồn và giới thiệu sản phẩm; Đào tạo nguồn nhân lực; Chuyển giao khoa học công nghệ; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại; Xây dựng chuỗi giá trị làng nghề; Đẩy mạng công tác tuyên truyền.
thực để đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề đối với thị trường trong nước và quốc tế, các chuyên gia đề xuất thiết như: Đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, tăng cường quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm; tăng cường tổ chức các hội chợ triển lãm trong nước và tham gia triển lãm quốc tế.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899