Bộ Tài chính nhận định gì về hiện tượng chuyển giá, trốn thuế ở doanh nghiệp FDI?

25/12/2020, 15:19

TCDN - Bộ Tài chính nhận định, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế còn diễn ra ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI). Doanh nghiệp luôn báo lỗ nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2019 của các doanh nghiệp FDI.

Báo cáo nêu rõ, tình hình nộp ngân sách nhà nước, theo số liệu của Tổng cục Thuế năm 2019 số thu về các sắc thuế nội địa (không kể dầu thô) của khu vực doanh nghiệp FDI là 210.234 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2018.

Đối chiếu với số nộp ngân sách nhà nước khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các năm trước cho thấy tốc độ tăng về số nộp ngân sách nhà nước của khu vực này năm 2019 cao hơn so với hai năm trước liền kề, gần bằng mức tăng của năm 2016 so với năm 2015.

Bộ Tài chính nhận tình trạng chuyển giá, trốn thuế trong doanh nghiệp FDI còn diễn ra.

Bộ Tài chính nhận tình trạng chuyển giá, trốn thuế trong doanh nghiệp FDI còn diễn ra.

“Tốc độ tăng về số nộp ngân sách nhà nước (12,8%) của khu vưc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2019 so với năm 2018 cao hơn tốc độ tăng về doanh thu (11,2%) và tốc độ tăng về lợi nhuận trước thuế (8,2%) là một tín hiệu tích cực khi so sánh đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách nhà nước với năng lực hoạt động của các doanh nghiệp này”, báo cáo Bộ Tài chính đánh giá.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI năm 2019 là 179,2 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là 144,6 tỷ USD (kim ngạch không bao gồm dầu thô), xuất siêu đạt trên 34,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng, ngoài một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả kinh tế cao, đóng góp ngân sách tốt, tạo nhiều việc làm với thu nhập ổn định thì vẫn tồn tại nhiều dự án đầu tư có hiệu quả chưa cao, mức độ đóng góp ngân sách thấp.

Đáng chú ý, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế còn diễn ra ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp luôn báo lỗ, thậm chí lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Tính đến 31/12/2019 có 22.617 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối và 25.054 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2019 là 3.089.521 tỷ đồng. Tổng giá trị tài sản tại thời điểm cuối năm 2019 là 7.752.323 tỷ đồng.

T. Phương
Bạn đang đọc bài viết Bộ Tài chính nhận định gì về hiện tượng chuyển giá, trốn thuế ở doanh nghiệp FDI? tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp FDI đã đến hồi cảnh báo
Phát biểu tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế xã hội ngày 3/11, đại biểu Hoàng Văn Hùng (đoàn Thái Nguyên) khẳng định, hoạt động chuyển giá, trốn thuế của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) nói riêng đã đến hồi cảnh báo.
Siết doanh nghiệp “ma” buôn lậu, trốn thuế
Mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký. Các doanh nghiệp “ma” ra đời nhằm mua bán hóa đơn trục lợi tiền thuế, doanh nghiệp ảo nhưng buôn lậu thật.