Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận một phần trách nhiệm khi đầu tư công chậm

11/11/2021, 18:40

TCDN - Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng có trách nhiệm của Bộ là nể nang, không sát, cứ tổng hợp kế hoạch từ bộ, ngành, địa phương và đưa lên.

Đại biểu Tạ Văn Hạ đặt ra vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, “vấn đề của đầu tư công đến nay là rõ ràng, đầy đủ, đã phân cấp đầy đủ cho địa phương, không còn gì lên tới trung ương cả. Ngay cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý chung bằng công nghệ thông tin, không có giấy tờ gì, không gặp nhau. Tất cả kế hoạch gửi lên hệ thống và chúng tôi tổng hợp trình Thủ tướng”.

Bộ trưởng đặt ra câu hỏi vậy vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công là ở đâu? Đó là nằm ở thể chế thực hiện. Bộ trưởng dẫn lại lời của Chủ tịch Quốc hội, tại sao cùng một thể chế mà có địa phương đã giải ngân 100% vốn, thậm chí còn vượt số được giao, ứng tiền ra trước để làm, mà có tỉnh chỉ giải ngân được 18%?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

“Chúng tôi dự báo hết năm nay giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 80-85%, không thể được như năm ngoái”, Bộ trưởng nói.

Theo Bộ trưởng, sắp tới sẽ phải nhìn lại vấn đề này nghiêm túc, nếu đổ cho pháp luật thì pháp luật cũng không còn gì nữa. Bộ trưởng cho rằng, ở đây có 1 câu chuyện do lập kế hoạch không sát. Địa phương, bộ ngành thờ ơ, chưa làm hết trách nhiệm, đề xuất vốn lớn không giải ngân được.

Bộ trưởng khẳng định, trong đó có trách nhiệm của chúng tôi là nể nang, không sát, cứ tổng hợp con số không sát thực tiễn, con số lớn nên gây áp lực cho tỷ lệ giải ngân. Khi số liệu không sát thì không hiệu quả, điều chuyển, trả lại vốn…

Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội) đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm trong chuyển nguồn vốn đầu tư công thời gian qua. Khi đi giám sát tại địa phương, đại biểu được nghe trách nhiệm đó thuộc về Trung ương, song khi làm việc với Bộ chủ quản thì lại được nghe nguyên nhân đó thuộc về địa phương.

Bộ trưởng cho biết, dự án giao cho cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm. Dự án của địa phương thì địa phương phải chịu trách nhiệm, dự án của Trung ương thì Trung ương phải chịu trách nhiệm. Còn dự án Trung ương có cấu phần liên quan đến địa phương và đã trao cho địa phương thì địa phương phải chịu trách nhiệm.

Trong Đề án tách bồi thường, hỗ trợ tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công sắp tới sẽ trình Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình riêng phần giải phóng mặt bằng giao cho địa phương và địa phương có thể dùng cả ngân sách của trung ương để thực hiện, hoặc có thể dùng cả ngân sách địa phương để thực hiện giải phóng mặt bằng. Như vậy sẽ linh hoạt, chủ động và nhanh hơn. Bộ trưởng cho rằng nếu tách được và giao hẳn cho địa phương thì sẽ phân biệt rõ ràng trách nhiệm Trung ương hay địa phương đối với dự án của Trung ương trên địa bàn.

Tâm An
Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận một phần trách nhiệm khi đầu tư công chậm tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

53 đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 50%
Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 10, nhiều bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, 32/50 bộ và 21/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%. Trong số đó có 20 bộ và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%.
Hết tháng 10, ước giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 56%
Con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 nên Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu lãnh đạo các đơn vị khẩn trương rà soát, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công tại bộ, cơ quan, địa phương mình.
7/13 bộ ngành chưa giải ngân vốn đầu tư nguồn vay nước ngoài
Theo Bộ Tài chính hiện có 7/13 bộ ngành có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn vay nước ngoài bằng 0 gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM