Bộ Xây dựng: Bất động sản vẫn đang thiếu cung ở nhiều phân khúc

23/12/2022, 14:30
báo nói -

TCDN - Về cơ bản thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ.

Sáng 23/12, ngành Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cùng Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh và Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn.

Báo cáo tại Hội nghị, ông Đậu Minh Thanh - Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2022, một số chỉ tiêu của ngành Xây dựng đã đạt kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước đạt 8 - 8,5%; Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41,7%, tăng 1,2% so với năm 2021; Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%; Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 25,5 m2 sàn/người, tăng 0,5 m2 sàn/người so với năm 2021; Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 94,2%, tăng 2,2% so với năm 2021; Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm xuống còn 16,5%, giảm 0,7% so với năm 2021; Tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom xử lý đạt khoảng 15%...

Về vật liệu xây dựng, giá trị sản xuất xi măng ước đạt sản lượng sản xuất đạt 85,36 triệu tấn, giảm 9,92% so với năm 2021, tiêu thụ 87,31 triệu tấn, giảm 9,81% so với năm 2021; sản lượng sản xuất gạch ốp lát đạt 471,5 triệu m2, tăng 8,39% so với năm 2021, sản lượng tiêu thụ khoảng 459 triệu m2 tăng 16,2% so với năm 2021…

bo-xd

Đặc biệt, trong công tác quản lý và phát triển thị trường bất động sản, thị trường đã có đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển với tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền cao hơn so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ hấp thụ sản phẩm ở hầu hết các phân khúc ở mức cao; tỷ lệ trống văn phòng, mặt bằng thương mại cho thuê giảm dần.

Về cơ bản thị trường đã cân bằng trở lại giữa hoạt động đầu tư, kinh doanh với mua bán để sử dụng. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang đối diện tình trạng thiếu nguồn cung ở tất cả phân khúc sản phẩm và cơ cấu hàng hóa không phù hợp, thiếu trầm trọng nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ, giá giao dịch tăng cao, cụ thể như sau:

Về nguồn cung bất động sản hạn chế tại tất cả các phân khúc: số lượng dựán nhà ở thương mại hoàn thành trong Quý 3/2022 khoảng 4.123 căn; nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp hoàn thành trong 6 tháng là 13 dự án, với 6.000 căn; số lượng dự án đầu tư hạ tầng thực hiện phân lô, bán nền được chấp thuận mới, đang triển khai và hoàn thành trong quý 1/2022 là 232 dự án, với 62.913 ô đất; số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được triển khai, hoàn thành trong quý 3/2022 là 09 dự án.

Về giá giao dịch: Giá nhà ở riêng lẻ, đất nền, căn hộ chung cư vẫn giữ ở mức cao đã được thiết lập tại thời điểm cuối Quý 2/2022 ảnh hưởng đến tính thanh khoản và lượng giao dịch của thị trường đặc biệt là thị trường thứ cấp.

Về tồn kho bất động sản: Trong Quý 3/2022, tổng lượng giao dịch là 51.003 giao dịch, nguồn cung bất động sản có 18.885 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Qua đánh giá cho thấy trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao.

Về tín dụng bất động sản: Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 30/9/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 796.689 tỷ.  

Đối với hoạt động thanh, kiểm tra, Thanh tra Bộ Xây dựng đã thực hiện 14 đoàn thanh tra theo kế hoạch (đạt 100%) và 06 đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất; ban hành 42 kết luận thanh tra.

Kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền 181.186 triệu đồng, trong đó: xử lý về dự toán số tiền 51.715,3 triệu đồng; giảm trừ khi thanh, quyết toán số tiền 288,2 triệu đồng; thu hồi về tài khoản chủ đầu tư số tiền 50,5 triệu đồng; thu hồi về tài khoản của Thanh tra Bộ số tiền 8.328,5 triệu đồng; xử lý khác về kinh tế số tiền 120.803,5 triệu đồng (đây là số tiền về thu và xử lý kinh phí bảo trì nhà chung cư); kiến nghị xử lý hành chính đối với 81 tổ chức và 14 cá nhân;

Thanh tra Bộ đã Ban hành 13 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 13 tổ chức, số tiền 3.180 triệu đồng.Đồng thời, kKiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư về các biện pháp khắc phục, xử lý.

Trong công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các Tổng công ty triển khai rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; xây dựng Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025. Hiện Bộ đang xem xét để phê duyệt.

Tổ chức triển khai Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025, trong đó sẽ thực hiện cổ phần hóa Tổng công ty HUD; thoái hết vốn nhà nước tại các Tổng công ty Sông Hồng, VIGLACERA, COMA; giảm vốn nhà nước tại LILAMA về 51%; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Bộ Xây dựng tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội về SCIC.

Tập trung rà soát, thực hiện sắp xếp, xử lý lại các cơ sở nhà, đất của các doanh nghiệp; xử lý các vướng mắc để thực hiện quyết toán vốn nhà nước bàn giao sang công ty cổ phần các Tổng công ty: Sông Đà, FiCO, COMA; có ý kiến đối với việc thoái vốn, góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết của các Tổng công ty.

Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ, nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tăng so với năm 2021, nhất là chỉ tiêu lợi nhuận vượt kế hoạch đề ra. Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, bất động sản có kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt (VICEM, VIGLACERA, HUD, HANCORP); bên cạnh đó có một số Tổng công ty chưa đạt kế hoạch về sản lượng, doanh thu đề ra, Tổng công ty Sông Hồng vẫn bị tình trạng thiếu việc làm, tài chính, thua lỗ kéo dài.

Tổng hợp kết quả đạt được, tổng giá trị sản xuất kinh doanh ước đạt 71.552 tỷ đồng, tăng 135% so với năm 2021 và bằng 96% so kế hoạch năm 2022. Doanh thu ước đạt 64.139,2 tỷ đồng, tăng 116% so với năm 2021 và bằng 97% kế hoạch năm 2022. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.316,7 tỷ đồng, tăng 107% so với năm 2021 và bằng 209% so với kế hoạch năm 2022.

Năm 2023, ngành Xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về xây dựng 6,5 - 7%; Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành/nội thị ước đạt 42,6%; Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị ước đạt 53,9%; Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt khoảng 96%; Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm xuống khoảng 16%; Tỷ lệ thu gom xử lý nước thải đạt khoảng 17%; Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 26 m2 sàn/người; Sản lượng sản xuất xi măng đạt khoảng 93,13 triệu tấn…

Ngành Xây dựng sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, phát triển và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; Đẩy mạnh công tác các quản lý đầu tư xây dựng, giám sát chất lượng công trình, quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý phát triển đô thị, quản lý hạ tầng kỹ thuật, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, quản lý vật liệu xây dựng; Chú trọng công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện và sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập…

PV
Bạn đang đọc bài viết Bộ Xây dựng: Bất động sản vẫn đang thiếu cung ở nhiều phân khúc tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Cổ phần hóa doanh nghiệp ngành Xây dựng: Thua lỗ, chỉ lo bán 'đất vàng'?
So với nhiều bộ ngành khác, Bộ Xây dựng là đơn vị có nhiều tập đoàn, tổng công ty phải thực hiện cổ phần hoá. Tiến trình này đã được đẩy nhanh, tuy nhiên kết quả không được như kỳ vọng. Hàng loạt doanh nghiệp “con cưng” của Bộ Xây dựng CPH xong đã rơi vào tình cảnh làm ăn thất bại, bết bát.