Các mặt hàng thiết yếu “đội giá”, người dân thắt chặt chi tiêu

15/07/2022, 07:53

TCDN - Các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá so với thời gian trước đây khiến nhiều người dân phải cân nhắc, thắt chặt chi tiêu để cân đối tài chính.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm thành phố Thanh Hóa từ nửa đêm, hoạt động buôn bán ở đây đã diễn ra tấp nập. Từng đoàn dài xe tải, xe container chở nông sản, thực phẩm từ khắp nơi nối đuôi nhau vào ra. Chỉ sau khi “xuống hàng”, các tiểu thương ở chợ đã kịp bán lẻ cho các đầu mối các chợ truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa.

Theo ghi nhận của PV, hầu hết các mặt hàng ở đâu đều tăng giá nhẹ so với trước đây. Đại diện Ban quản lý chợ cho biết, các mặt hàng biến động do nhu cầu tiêu thụ lớn và giá cước vận chuyển, nhân công đều tăng lên. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn đảm bảo, hoạt động buôn bán ở chợ đầu mối lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ diễn ra bình thường, ổn định.

Do nhu cầu tiêu thụ lớn và giá cước vận chuyển, nhân công đều tăng lên nên giá các mặt hàng nông sản đều tăng nhẹ.

Do nhu cầu tiêu thụ lớn và giá cước vận chuyển, nhân công đều tăng lên nên giá các mặt hàng nông sản đều tăng nhẹ.

Tại chợ Tân An, chị Lê thị Lan, tiểu thương buôn bán thịt lợn tại đây cho biết, giá thịt lợn tăng khoảng 5% so với trước đây. Riêng chỉ có mặt hàng sườn non là giá tăng cao, từ 150.000 đồng/kg hiện tăng lên 190.000 đồng/kg. Còn đối với thịt ba chỉ, thịt thăn, mông sấn, chân giò, nạc vai giá cả có tăng nhẹ, dao động từ 110.000 đồng/kg đến 150.000 đồng/kg.

Đối với, giá các loại rau...trước đây  giao động chỉ 4.000 – 5.000 đồng thì hiện nay đã tăng lên 5.000 – 7.000 đồng mỗi bó. Các mặt hàng khác về cơ bản không có biến động lớn. Riêng với mặt hàng hải sản, giá các mặt hàng tôm, cua, cá thu, cá bạc má, ghẹ, mực đã tăng giá 20 đến 30% chủ yếu do các nhà hàng, trung tâm hội nghị tiệc cưới có nhu cầu rất lớn.

Tại thị trường thành phố Thanh Hóa, giá thịt lợn tăng khoảng 5% so với trước đây.

Tại thị trường thành phố Thanh Hóa, giá thịt lợn tăng khoảng 5% so với trước đây.

Bà Ninh Thị Thơ (phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Việc các mặt hàng thiết yếu tăng giá khiến nhiều hôm bà đi chợ có cảm giác như bị đánh mất tiền. Bây giờ đi chợ cầm 100.000 đồng thì không biết mua gì. Thịt cá, rau cỏ đều tăng trong khi đồng lương hưu bao nhiêu nay vẫn vậy nên bà phải đắn đo mỗi buổi sáng ra chợ. Nhất là trong mùa hè, tiền điện, tiền nước cũng tăng cao nên những người cán bộ hưu trí như gia đình bà phải thắt chặt chi tiêu”.

Không chỉ mặt hàng nông sản, thực phẩm đang có dấu hiệu thiết lập mặt bằng giá mới, nhiều mặt hàng thiết yếu khác cũng đã rục rịch tăng giá. Dạo qua một vài tuyến phố, PV ghi nhận tại các cửa hàng đã niêm yết nhiều loại sữa với giá mới tăng mạnh so với giá cũ. Điển hình, Friso Hà Lan số 1 giá từ 510.000 đồng/hộp lên 530.000 đồng/hộp (tăng 20.000 đồng/hộp), sản phẩm sữa Vinamilk tăng giá thêm từ 10.000 – 15.000 đồng, Nutifood tăng giá từ 10.000 – 40.000 đồng, Similac tăng từ 10.000 – 20.000 đồng…

Theo chia sẻ của chị Chi, shop Bé Chi trên đường Lê Lai: “Nhiều khách hàng đã phải than trời vì giá tăng quá cao. Tất cả các mặt hàng sữa thời gian gần đây đều tăng giá đầu vào từ 3 – 8% nên chúng tôi cũng phải điều chỉnh giá bán ra tương ứng”. Một số cửa hàng sữa trên đường Tống Duy Tân, Lê Hữu Lập cũng thông tin, các nhãn sữa bột đều lần lượt tăng giá sản phẩm, cắt chiết khấu, giảm khuyến mãi. Nhiều người tiêu dùng thì không chấp nhận giá mới tăng quá cao, đã có sự lựa chọn khác là thay thế loại sữa có giá thấp hơn".

Các cửa hàng trên địa bàn TP. Thanh Hóa đã niêm yết nhiều loại sữa với giá mới tăng mạnh so với giá cũ.

Các cửa hàng trên địa bàn TP. Thanh Hóa đã niêm yết nhiều loại sữa với giá mới tăng mạnh so với giá cũ.

Từ đầu tháng 3, Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A – đơn vị nhập khẩu và phân phối sữa Abbott thông báo tăng giá 45 mặt hàng nhãn hiệu Similac, Pediasure, Abbott Grow... Cùng với các hãng sữa khác, trước đó Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam cũng thông báo, tăng giá trong phạm vi 5% đối với 21 sản phẩm sữa dành cho trẻ từ 0 – 6 tuổi...

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Thức - Trưởng phòng Quản Lý thương mại, Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, tình hình tăng giá thực tế một số mặt hàng là có nhưng mức tăng không nhiều, chưa có dấu hiệu hình thành “bão giá”.

Qua theo dõi của Sở Công Thương, giá bán các mặt hàng thiết yếu cả ở kênh siêu thị và chợ truyền thống không có biến động lớn. Tuy nhiên việc giá xăng dầu tăng cao, đẩy giá thành đầu vào, giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển đội lên nên việc tăng giá ở một số mặt hàng, dịch vụ là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nguồn cung ở các siêu thị, cửa hàng, chợ dân sinh hiện rất ổn định dồi dào nên trong thời gian tới sẽ khó có biến động lớn về giá cả. Một số mặt hàng tăng giá do tính chất thời vụ. 

Nguyễn Thuấn
Bạn đang đọc bài viết Các mặt hàng thiết yếu “đội giá”, người dân thắt chặt chi tiêu tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

CPI quý I tăng 1,92 % do giá xăng dầu, giá gas, giá nhà cho thuê tăng
Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng… khiến CPI quý I tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.
Giá cả leo thang, CPI tháng 5/2022 tăng mạnh
Giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm và hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước.