Chuẩn bị kịch bản ứng phó dịch Covid-19 sau thời gian giãn cách xã hội

14/08/2021, 10:40

TCDN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng COVID-19 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để bàn về công tác phòng, chống dịch sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại nhiều tỉnh, TP trên cả nước.

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết tình hình dịch tại TP.HCM đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực sau thời gian triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg và sẽ có xu hướng giảm trong một vài tuần tới nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt như hiện nay.

Các địa phương lân cận TP.HCM như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An có nguy cơ bùng phát rất cao; nếu không quyết liệt, triệt để thực hiện các biện pháp chống dịch mạnh mẽ thì tình hình dịch sẽ thực sự diễn biến phức tạp.

Một số địa phương có số lượng lớn trường hợp đã đi về từ vùng dịch, có thể vẫn chưa được giám sát, quản lý triệt để, dễ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch.

Chuẩn bị kịch bản ứng phó dịch Covid-19 sau thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh minh họa)

Chuẩn bị kịch bản ứng phó dịch Covid-19 sau thời gian giãn cách xã hội. (Ảnh minh họa)

Tại Hà Nội, cơ bản kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn ở mức cao do nhiều ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây, xuất hiện rải rác tại nhiều địa điểm trên địa bàn và đã ghi nhận các ca mắc tại chợ, siêu thị, các cơ sở sản xuất...

Thảo luận những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chống dịch trên cả nước trong thời gian qua để đưa vào kịch bản ứng phó dịch bệnh tới đây, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng điều quan trọng là phải bảo vệ vững chắc vùng an toàn (vùng xanh), đồng thời bao vây, thu hẹp vùng nguy cơ cao (vùng cam), rất cao (vùng đỏ). Công tác xét nghiệm phải trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tiết kiệm.

Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nếu cần xét nghiệm tầm soát cộng đồng ở những thời điểm nhất định, phải thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mẫu gộp; dành nguồn lực xét nghiệm để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao (phải di chuyển ra khỏi nhà), người cao tuổi, có bệnh nền...

Trong công tác xét nghiệm, các ý kiến cho rằng, từ thực tiễn TP.HCM cho thấy, năng lực “rà đi, soát lại” nhiều lần trên diện rộng chưa đủ”; có tình trạng một số địa phương lạm dụng xét nghiệm nhanh, ngại xét nghiệm RT-PCR. Vì vậy, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, công tác xét nghiệm phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tiết kiệm.

Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nếu cần xét nghiệm tầm soát cộng đồng ở những thời điểm nhất định, phải thực hiện lấy mẫu đại diện gia đình, xét nghiệm mẫu gộp; dành nguồn lực xét nghiệm để tăng tần suất đối với khu vực bệnh viện, các đối tượng nguy cơ cao (phải di chuyển ra khỏi nhà), người cao tuổi, có bệnh nền…

Về điều trị, kinh nghiệm từ TP HCM và một số tỉnh phía Nam cho thấy phải tách riêng khu tiếp nhận ban đầu đối với người mắc Covid-19 không có triệu chứng, chưa được coi là bệnh nhân, từ đó có phương án chăm sóc phù hợp về thể chất và tinh thần, nhằm giảm tỉ lệ F0 chuyển sang có triệu chứng. Nhiều địa phương sử dụng các cơ sở có sân chơi, không gian thoáng để các F0 không triệu chứng có không gian vận động, cải thiện sức khỏe.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh vai trò quan trọng của tầng điều trị thứ 2, thường đặt tại các cơ sở y tế tuyến quận - huyện, để giảm nhẹ ca mắc, không để chuyển nặng, khả năng cứu sống bệnh nhân nhiều hơn.

Theo Bộ trưởng, có 3 yếu tố quan trọng mà tầng điều trị này phải chuẩn bị, đó là hệ thống oxy tập trung để sử dụng máy thở dòng cao (HFNC), máy thở không xâm nhập; thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm cho bệnh nhân sử dụng sớm để giảm mức độ chuyển nặng.

Thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục tiến hành đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “nguy cơ rất cao”, “nguy cơ cao”, “nguy cơ”, “bình thường mới” cho từng địa bàn, từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh, có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, liên tỉnh để có giải pháp xét nghiệm, cách ly, phong tỏa, tiêm vaccine… phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Đồng thời, thực hiện bao vây thu hẹp “vùng đỏ”, mở rộng “vùng xanh”, bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca F0 tăng nhanh, giảm thiểu thấp nhất tử vong để sớm trở về trạng thái “bình thường mới”.

Mai Anh
Bạn đang đọc bài viết Chuẩn bị kịch bản ứng phó dịch Covid-19 sau thời gian giãn cách xã hội tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 23/8
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh quyết định tiếp tục thực hiện cách ly toàn xã hội đến 06h giờ 00 ngày 23 tháng 8 năm 2021 trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch Covid-19.
Điểm mới về giấy đi đường đối với người dân Hà Nội trong thời gian giãn cách xã hội
Theo văn bản số 2562/UBND-KT của UBND TP Hà Nội vừa ban hành "hồ sơ" đi đường sẽ bao gồm: Giấy đi đường theo mẫu kèm theo Công văn số 2434/UBND-KT ngày 29/7/2021 của UBND TP. Người đi đường xuất trình kèm theo: Căn cước công dân/CMND, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.