Công ty con của Vinaconex lỗ 350 triệu đồng trong 6 tháng

22/08/2023, 14:24

TCDN - CTCP Xây dựng Số 1 (VC1) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm soát bán niên với khoản lỗ sau thuế lên đến 350 triệu đồng.

CTCP Xây dựng Số 1 là công ty con của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (Mã: VCG), Vinaconex là công ty mẹ nắm hơn 55% vốn, cổ đông lớn khác là CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB sở hữu 10,49%.

CTCP Xây dựng Số 1 vừa công bố báo cáo tài chính kiểm soát bán niên với khoản lỗ sau thuế lên đến 350 triệu đồng.

CTCP Xây dựng Số 1 vừa công bố báo cáo tài chính kiểm soát bán niên với khoản lỗ sau thuế lên đến 350 triệu đồng.

CTCP Xây dựng Số 1 công bố báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2023 với doanh thu giảm mạnh từ từ 173,7 tỷ đồng về còn 64,2 tỷ. Lợi nhuận gộp giảm mạnh trong khi chi phí hoạt động vẫn ở mức cao khiến công ty lỗ thuần hoạt động kinh doanh gần 89 triệu đồng (cùng kỳ lãi gần 3,1 tỷ). 

Sau trừ các khoản thuế phí, công ty báo lợi nhuận sau thuế âm 350 triệu đồng. Tại ĐHCĐ thường niên 2023, VC1 đặt mục tiêu 460 tỷ đồng doanh thu và 1,58 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy sau 6 tháng, công ty còn cách rất xa kế hoạch đã đề ra. 

Tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản của công ty ở mức 651 tỷ đồng trong đó phải thu ngắn hạn và tồn kho ở mức 550 tỷ (đã bao gồm khoản trích lập dự phòng nợ xấu 100 tỷ đồng). Nợ phải trả gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu (ở mức 401 tỷ đồng). 

Kết phiên giao dịch ngày 21/8, cổ phiếu VC1 đang giao dịch quanh vùng giá 9.400 đồng/cp.

Trong một diễn biến có liên quan, vào ngày 14/8, Vinaconex đã mua lại toàn bộ 140 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã VCGH2126007, 220 tỷ đồng của mã VCGH2127008 và 140 tỷ đồng trong số 220 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã VCGH2127009. Tổng số trái phiếu được mua lại theo mệnh giá là 500 tỷ đồng.

Cả 3 lô trái phiếu nói trên đều được phát hành vào ngày 15/6/2021, có thời hạn từ 66 - 78 tháng. Các lô trái phiếu được Vinaconex phát hành để tham gia hợp tác đầu tư cùng CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR) phát triển dự án Cát Bà Amatina. Các tài sản liên quan tới dự án này cũng được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các đợt phát hành.

Mỗi lô trái phiếu đều được mua trọn bởi một tổ chức tín dụng dưới sự thu xếp của CTCP Chứng khoán Tiên Phong và Ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Như vậy, tính từ tháng 4/2023 đến nay, Vinaconex đã mua lại trái phiếu trước hạn 12 lần với tổng giá trị là 1.900 tỷ đồng. Riêng trong tháng 8/2023, VCG thanh toán 900 tỷ đồng trái phiếu.

Tính đến cuối quý 2/2023, tổng nợ phải trả của VCG giảm 614 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm còn 21.455 tỷ đồng, với 13.351 tỷ đồng là vay nợ tài chính, bao gồm 7.292 tỷ đồng vay ngắn hạn và 6.059 tỷ đồng nợ dài hạn.

Quy mô tài sản VCG tại ngày 30/6 đạt hơn 31.409 tỷ đồng, giảm nhẹ 2% so đầu năm, trong đó, 1.274 tỷ đồng là tiền và các khoản tương đương tiền, giảm 26%.

Tính đến thời điểm ngày 30/6/2023, VCG còn lại 418 tỷ đồng tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Theo giải trình của Công ty, trong đó có 226 tỷ tiền sử dụng đất đến hạn đã được VCG nộp đầy đủ vào ngày 7/7/2023. Số tiền còn lại là chưa đến hạn phải nộp do được gia hạn theo nghị định số 12/2023/NĐ - CP của Chính phủ.

Hoài Thương
Bạn đang đọc bài viết Công ty con của Vinaconex lỗ 350 triệu đồng trong 6 tháng tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bất động sản khốn đốn, Vinaconex “khốn khổ”
Thị trường bất động sản suy thoái khiến “ván cược” vào bất động sản của công ty chuyên về xây dựng Vinaconex trở nên gay go hơn, do doanh nghiệp này rót hàng nghìn tỷ đồng vào mảng bất động sản bằng vốn đi vay.
Vinaconex nặng gánh nợ nần vì 'mê' bất động sản
Hoạt động cốt lõi là xây lắp nhưng Vinaconex lại đầu tư phần lớn tài sản vào các dự án bất động sản. Nguồn vốn vay rót vào các dự án sẽ là nỗi lo không nhỏ trong bối cảnh lãi suất tăng và thị trường bất động sản gần như đóng băng.