Giá bất động sản ở Việt Nam đang ở đâu so với khu vực?
TCDN - Không ngừng “tăng nhiệt” trong 2 thập niên gần đây, nhưng theo nhiều chuyên gia, giá bất động sản (BĐS) của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới.
Rẻ hơn thế giới 8-10 lần
Theo số liệu của Batdongsan.com.vn, hơn 10 năm qua, thị trường BĐS Việt Nam chia thành nhiều đợt biến động lên xuống. Nếu như giai đoạn 2008 - 2010 giá nhà đất đi ngang, rồi bước sang 2011-2013 “lao dốc” tới gần 50%, và đến thời kỳ 2014-2019 lại tăng mạnh từ 50-300%. Hiện giá nhà đất ở nơi tăng thấp nhất trung bình cũng gấp 3 lần so với năm 2011, riêng giá nhà tại trung tâm TP.HCM tăng 21 lần chỉ sau 16 năm.
Mặc dù đã tăng giá khá mạnh nhưng mặt bằng giá BĐS ở Việt Nam vẫn đang thấp hơn nhiều so với khu vực. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, tại Hà Nội mặt bằng giá nhà đất trung bình khoảng 2.000 USD/m2, TP.HCM khoảng 2.500 USD/m2, trong khi tại Hồng Kông giá lên tới khoảng 25.000 USD/m2, còn tại Singapore khoảng 17.000 UDS/m2.
Ngay cả ở phân khúc Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển là BĐS nghỉ dưỡng thì mặt bằng giá cũng còn khá khiêm tốn so với thế giới. TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam chỉ ra, giá mua BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam đang rẻ hơn thế giới ước tính 8-10 lần.
Nhận định này khá tương đồng với thông tin ông Peter Ryder, doanh nhân Mỹ, người đứng đầu quỹ Indochina Capital từng chia sẻ cách đây một vài năm. Theo ông Peter Ryder, một căn biệt thự nghỉ dưỡng ở Việt Nam cao cũng chỉ tầm 2,5 triệu USD, trong khi các bất động sản đẳng cấp tương tự tại Phuket hoặc Bali có giá trên dưới 15 triệu USD.
Mức chênh lệnh này thậm chí sẽ còn kéo xa hơn nếu so sánh giá biệt thự ven biển hạng sang của Bali với những thị trường mới như Quảng Bình, Quy Nhơn….
Đơn cử như tại Quảng Bình, với 1 triệu USD, người mua đã có thể tiếp cận dòng villa tiêu chuẩn 6 sao tại một dự án resort hạng sang đang chuẩn bị ra mắt là FLC Lagoona Quang Binh Resort&Villas (thuộc quần thể FLC Quảng Bình). Mức giá nào có thể thấp hơn từ 10 - 15 lần so với các sản phẩm cùng phân khúc tại các thị trường như Phuket và Bali.
Triển vọng tăng giá dồi dào
Theo ông Nguyễn Quốc Anh nhận định, trong vòng 10 năm nữa, việc sở hữu được nhà tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội sẽ khó khăn không kém Thượng Hải, Bắc Kinh hiện nay. “Giá nhà tại Thượng Hải liên tục tăng qua các năm, đắt đến mức "trúng xổ số mới mua nổi", điều tương tự cũng có thể diễn ra tại Việt Nam” ông Nguyễn Quốc Anh dự báo.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam chỉ ra, người Việt Nam thường có thói quen sở hữu BĐS làm “của để dành”, nên giá BĐS luôn tăng. “BĐS ở Việt Nam từ nhiều năm nay chưa bao giờ ngừng tăng giá trị. Hàng năm giá nhà, đất đều tăng từ 5-10%, tuỳ thuộc tính sinh lợi thường xuyên của BĐS”, ông Đính đánh giá.
Về dư địa của BĐS nghỉ dưỡng, ông Đính nhận định, khi Việt Nam đạt mục tiêu trở thành cường quốc du lịch, thì giá BĐS nghỉ dưỡng có thể sẽ ngang bằng giá quốc tế.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, với chủ trương đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2025 thu hút ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu khách trong nước, mức tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm…chắc chắn nhu cầu về BĐS du lịch sẽ còn nhiều dư địa để phát triển.
Thực tế, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam mới đạt khoảng 35%, thấp hơn nhiều tốc độ 50% của Thái Lan hay 70-80% của Hàn Quốc. Chính tiềm năng đô thị hóa lớn là bước đà quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của BĐS. Đồng thời, theo dự báo của Knight Frank, Việt Nam cũng đang nằm trong Top 3 quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng người siêu giàu trong 5 năm tới.
Tất cả những yếu tố này đang dự báo dư địa tăng mạnh của giá BĐS và đặc biệt là giá BĐS nghỉ dưỡng cao cấp tại những thị trường tiềm năng trong thời gian tới. Đặc biệt tại những thị trường mới sở hữu nguồn tài nguyên du lịch dồi dào và đang bước vào chu kỳ tăng trưởng như Quảng Bình, Quy Nhơn…
email: [email protected], hotline: 086 508 6899