Giá tiêu tăng tại khu vực Đông Nam Bộ

09/11/2021, 09:12

TCDN - Theo ghi nhận, giá tiêu hôm nay 9/11 tăng 500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên giữ ổn định. Hiện giá tiêu trong nước thu mua trong khoảng 85.000 - 87.500 đồng/kg.

Giá tiêu trong nước

 Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 86.000 đồng/kg.

Giá tiêu ngày 9/11. Nguồn: Borneo Talk

Giá tiêu ngày 9/11. Nguồn: Borneo Talk

Giá tiêu hôm nay Tại tỉnh Gia Lai  ở mức 85.000 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 85.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước được thu mua với mức 86.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Cùng chiều, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 87.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu trong nước hôm nay 9/11 tăng 500 đồng/kg tại khu vực Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên giữ ổn định.

Giá tiêu thế giới

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục tăng. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 5.841 USD/tấn lên 6.205 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi tăng 6%, từ 6.107 USD/tấn lên 6.473 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng 3 tuần liên tiếp. Tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 6%, từ 4.373 USD/tấn lên 4.637 USD/tấn.

Thị trường đang ghi nhận mức tăng ấn tượng của giá tiêu khu vực Nam Á. 3 tuần qua, giá tiêu khu vực này tăng đến 14%.

Theo Hiệp hội hạt tiêu thế giới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu giảm trong năm 2021 phần lớn do sản lượng của Việt Nam giảm 8%, trong khi sản lượng của Brazil giữ ổn định, sản lượng của Indonesia tăng 3%.Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng cao dịp cuối năm. 

PV
Bạn đang đọc bài viết Giá tiêu tăng tại khu vực Đông Nam Bộ tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Kinh tế thị trường: Vẫn kém 'nhạy cảm' với giá cả
Đây là nhận định của TS. Nguyễn Đình Cung – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại tọa đàm Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam do Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức ngày 29/7.