Gói kích thích kinh tế của Mỹ đang cao nhất nhưng chưa đủ để vực dậy giữa khủng hoảng

31/03/2020, 13:46

TCDN - Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã yêu cầu hỗ trợ thêm khoảng 3 nghìn tỷ đô la cho các khoản vay và mua tài sản trong các tuần gần đây nhằm chấm dứt tình trạng đóng băng tài chính Mỹ.

Gói kích thích kinh tế của Mỹ

Gói kích thích kinh tế của Mỹ liên tục được đưa ra nhắm cứu nguy kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên, theo hãng Reuters gói kích thích kinh tế chưa đủ sức hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế thực sự, bao gồm các công ty, các dự án khu đô thị và những khoản khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:Reuters

Theo Reuters, điều này một phần bởi vì ngân hàng trung ương Mỹ không thể gánh được quá nhiều rủi ro tín dụng và các khoản vay trong thời điểm hiện tại. Rủi ro xuất phát từ các nỗ lực tập trung vào chấm dứt mức độ lây lan của dịch bệnh và kinh tế buộc phải chậm lại.

Để giảm bớt đi các ảnh hưởng kinh tế do dịch bệnh gây ra, Bộ Tài chính Mỹ - cơ quan quản lý tài chính của chính phủ và giúp Fed giữ kinh tế ổn định, đang phải chịu rủi ro rằng các khoản nợ Fed không thể trả lại.

Theo hãng Reuters, Mỹ đang chịu nhiều căng thẳng về khoản vay 10 nghìn tỷ đôla sẽ được chi vào y tế, kinh tế, hỗ trợ người lao động mất việc, hoặc các chương trình xã hội. Hiện tại, ngân sách Mỹ được phân bổ vượt quá tổng ngân sách liên bang 4 nghìn tỷ USD. Thêm vào đó, các khoản tiền khác tiếp sức cho nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang sẽ còn khiến tổng chi tiêu lớn hơn nữa trong dịch bệnh.

Vào ngày 27/3, Bộ Tài chính Mỹ đã nhận khoảng 450 tỷ đôla từ Quốc hội trong gói kích thích kinh tế Mỹ trị giá 2.2 nghìn tỷ đôla nhằm hỗ trợ kinh tế. Trước khi Dự thảo thông qua, quỹ ổn định có khoảng 93 tỷ đôla trong tài sản tính đến cuối tháng Hai.

Các nhà lập pháp Mỹ cũng cho biết đang lên kế hoạch thảo luận dự luật thứ 4 nhằm giúp các công ty có vốn cũng như trả lương cho hàng triệu người lao động sau khi đã thông qua gói hỗ trợ kinh tế lớn nhất trong lịch sử Mỹ trị giá 2.000 tỷ.

Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã nói trên Fox News vào ngày 29/3 rằng ông tin tưởng các quỹ bổ sung có thể giúp Fed và Bộ Tài chính Mỹ cung cấp khoảng 4 nghìn tỷ đôla cho các khoản vay.Tuy nhiên, các nhà đầu tư và các nhà kinh tế cho biết, cho dù tiền chu cấp bổ sung là không đủ và Quốc hội cần phải bơm thêm hàng nghìn tỷ đôla trước khi Fed và Bộ Tài chính ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế. Nếu không làm như vậy thì các công ty Mỹ và các chính quyền địa phương có thể chịu rủi ro trong các khoản nợ.

Đạt mức tối thiểu

Theo các chuyên gia, đại dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng lớn đến kinh tế, suy thoái kinh tế chưa từng có trong lịch sử vì dịch bệnh. Bên cạnh đó, các tổn thất tín dụng cao hơn nếu chính phủ phải can thiệp hỗ trợ những người vay không có khả năng chi trả.

Ông Scott Minerd, nhân viên đầu tư tại Guggenheim Partners và là thành viên của Ủy ban đầu tư đưa ra lời khuyên đối với Cục Dự trữ liên bang New York về thị trường tài chính đã nói trên Reuters rằng ông tin tưởng chính phủ cần phải hỗ trợ cho Bộ Tài chính khoảng 2 nghìn tỷ đôla để hỗ trợ nền kinh tế.

Đây chỉ là một phần trong số 9.5 nghìn tỷ trong khoản nợ tồn đọng của công ty Mỹ, trong đó hầu hết nằm trong xếp hạng cấp đầu tư thấp nhất hoặc có nguy cơ vỡ nợ cao.

"Tôi cho rằng chúng ta cần phải thảo luận chương trình khác trước khi kết thúc", ông Minerd cho biết trong một phỏng vấn.

Trong một nghiên cứu tuần trước, các nhà phân tích của ngân hàng Mỹ cho biết, gói kích thích tuần trước chỉ đạt mức tối thiểu. Giới phân tích ước tính chính phủ sẽ cần toàn bộ 3 nghìn tỷ đôla hoặc nhiều hơn cho gói kích thích kinh tế nếu khủng hoảng tiếp tục.

Fed bác bỏ bình luận nêu trên. Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ hiện chưa có phản hồi trước thông tin này

Theo hãng Reuters, Fed từ trước đến này vẫn cam kết cho các công ty vay có xếp hạng cấp đầu tư và mua các tài sản chất lượng cao khác bao gồm chứng khoán. Mục tiêu hỗ trợ của Fed là khuyến khích các ngân hàng và nhà đầu tư cho chính quyền địa phương và các công ty yếu hơn vay.

Các nhà đầu tư cho biết, việc thất thoát có thể tăng lên nếu chính phủ có định hướng mở rộng kinh tế.

"Ngân hàng chỉ cho vay đối với các khoản tín dụng tốt. Nếu bạn muốn giải cứu kinh tế rủi ro thì đây không phải là một chiến lược tốt", ông Charles Lemonides, người sáng lập công ty đầu tư ValueWorks LLC tại New York cho biết.

Theo ý kiến từ các nhà lập pháp, chính phủ Mỹ có thể sẽ đưa ra thêm các dự luật nhằm hỗ trợ người dân, các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và Mỹ hiện đang là nước có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất thế giới vượt qua cả Italy và Trung Quốc. Theo kế hoạch, Thượng viện Mỹ sẽ quay trở lại làm việc trong tháng tới, trong khi Hạ viện Mỹ cũng sẽ có kỳ nghỉ kéo dài. Tuy nhiên, các nhà lập pháp cho biết họ có thể quay trở lại làm việc sớm hơn tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế Mỹ trong vài tuần tới.

Theo Toquoc.vn

Bạn đang đọc bài viết Gói kích thích kinh tế của Mỹ đang cao nhất nhưng chưa đủ để vực dậy giữa khủng hoảng tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Fed giảm lãi suất về gần 0%
Ngày 15/3, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tuần nhằm giúp thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 lây lan trên toàn nước Mỹ. Mức giảm lãi suất xuống biên độ mục tiêu từ 0% đến 0,25%.