Hơn 2.600 công trình, dự án sử dụng khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy

13/11/2019, 14:03

TCDN - Theo báo cáo tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 13/11, hiện còn 2.662 công trình nguy hiểm cháy nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt, thiết kế, hoặc đã được thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Thực hiện chương trình giám sát, hôm nay 13/11, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018.

Tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp

Theo đó, giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước vẫn xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462 ha rừng.

Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2 tỷ đồng và 1.615,5 ha rừng. Trung bình mỗi ngày xảy ra 9 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng và 5,3 ha rừng.

Địa bàn xảy cháy ở thành thị chiếm 60,11%, ở khu vực nông thôn chiếm 39,89%; cháy tại khu vực nhà dân 5.636 vụ (chiếm 42,86 %), tại cơ sở kinh tế tư nhân 4.861 vụ (chiếm 36,97%).

Các vụ cháy có nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện 6.458 vụ (chiếm 57,27%), do sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt 3.291 vụ (chiếm 29,18%).

tu-vu-chay-chung-cu-carina-khi-cua-thoat-hiem-thanh-cua-tu-1

Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xảy ra 126 vụ, chiếm 0,96% tổng số vụ, làm chết 35 người, bị thương 72 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4.972,7 tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng thiệt hại do cháy gây ra. Số vụ cháy có quy mô nhỏ và trung bình chiếm 99%.

“Mùa hè năm 2019 thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt trong khu vực miền Trung và đạt mức kỷ lục. Nhưng nếu như những biểu hiện thời tiết là nguyên nhân khách quan thì thống kê trong hàng chục vụ cháy rừng, trong đó có những vụ gây hậu quả nghiêm trọng thì dường như tất cả từ sự bất cẩn của con người. Nhiều người nông dân với thói quen đốt rẫy làm nương, họ không cố tình gây ra đám cháy lớn nhưng họ không có kiến thức về phòng cháy chữa cháy nên đã vi phạm pháp luật. Hậu quả là chúng ta mất rừng, còn người dân đáng thương gây ra vụ cháy lại phải vào tù”- đại biểu Cao Thị Xuân cho hay. 

Hàng nghìn công trình nguy hiểm về cháy nổ vẫn được đưa vào sử dụng

Tình trạng vi phạm các quy định về PCCC trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch tại các đô thị lớn còn xảy ra nhiều, một số công trình được đưa vào sử dụng, nhưng chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; một số công trình chủ đầu tư tự thay đổi công năng, tự ý chuyển đổi thiết kế xây dựng...

Tình hình cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp, ở nhiều địa bàn, cơ sở trọng điểm, nhà cao tầng - siêu cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, nhà ở kết hợp kinh doanh, phương tiện giao thông thủy, bộ...

Các đại biểu cũng phân tích, các vụ cháy có nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện, do sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy; chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong phòng cháy chữa cháy….

Báo cáo của Đoàn giám sát đã chỉ rõ, hiện nay chúng ta còn 2.662 công trình nguy hiểm cháy nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt, thiết kế, hoặc đã được thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy. Tính đến tháng 7/2018, cả nước vẫn tồn tại 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Vậy tại sao có tình trạng này, là do vi phạm của chủ đầu tư hay do tiêu cực trong công tác kiểm tra, xử lý sai phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy? Điều gì sẽ xảy ra nếu hỏa hoạn tại hàng trăm chung cư, cao ốc đang ẩn chứa nguy cơ an toàn cháy nổ? - đại biểu nêu một loạt câu hỏi và đề nghị Chính phủ, Bộ Công an và chính quyền địa phương xử lý nghiêm tình trạng này, đặc biệt với các chung cư, nhà cao tầng khi đã đưa vào sử dụng thì bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu về PCCC theo đúng quy định.

Tình trạng vi phạm các quy định về PCCC trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch tại các đô thị lớn còn xảy ra nhiều, một số công trình được đưa vào sử dụng, nhưng chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; một số công trình chủ đầu tư tự thay đổi công năng, tự ý chuyển đổi thiết kế xây dựng...

Tình hình cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp, ở nhiều địa bàn, cơ sở trọng điểm, nhà cao tầng - siêu cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, nhà ở kết hợp kinh doanh, phương tiện giao thông thủy, bộ...

Các đại biểu cũng phân tích, các vụ cháy có nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện, do sơ suất trong sử dụng lửa, xăng dầu và khí đốt. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy; chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong phòng cháy chữa cháy….

Nhiều đại biểu cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng cháy, chữa cháy.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang, đoàn Quảng Ngãi nhấn mạnh: “Còn nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế, ưu tiên sản xuất kinh doanh, ít quan tâm đến phòng cháy, chữa cháy tại chỗ nhiều nơi còn mang tính đối phó. Sau khi các cơ quan chức năng kết thúc kiểm tra thì không duy trì nghiêm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Điều này Chính phủ và Bộ Công an có giải pháp khắc phục về quân số và cơ chế sử dụng, huy động được lực lượng phòng cháy chữa cháy. Bảo đảm tính chuyên nghiệp của đội ngũ phòng cháy chữa cháy”.

Bạn đang đọc bài viết Hơn 2.600 công trình, dự án sử dụng khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan