Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm thời gian thu phí 7 dự án BOT
TCDN - Theo báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019 vừa được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi đến Quốc hội, cơ quan này kiến nghị giảm trừ chi phí đầu tư 665,8 tỷ đồng, giảm thời gian thu phí của 7/9 dự án tổng cộng 56,4 năm.
Nhiều vấn đề "phát lộ" sau kiểm toán
Theo báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019, kết quả kiểm toán 9 dự án BOT cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề.
Cụ thể, Bộ GTVT cho phép lập dự án BOT trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương dự án; không thực hiện quy trình lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án BOT; phê duyệt dự án trước khi có báo cáo đánh giá tác động môi trường (như dự án Cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc); không công bố danh mục dự án, không tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư (dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn) và hầu hết chỉ định nhà thầu thi công.
Một số dự án như dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP.Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình tăng 45,4 tỉ đồng; cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (kiểm toán đợt 2) tăng 61,9 tỉ đồng; dự án cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn, đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc tăng 7,7 tỉ đồng… vẫn còn tồn tại hiện tượng xác định tăng tổng mức đầu tư.
Sau khi tiến hành kiểm toán đợt 1, KTNN phát hiện một số gói thầu được thi công trước khi lựa chọn nhà thầu, như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1.
Vẫn còn nhà đầu tư chưa đảm bảo thu xếp vốn tín dụng như quy định của hợp đồng BOT, như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (kiểm toán đợt 1); cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km 45+100 Km108+500, kết hợp tăng cường quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn (dự án thành phần 2 chưa ký kết được hợp đồng tín dụng).
Một số dự án như dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP.Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình; góp vốn chủ sở hữu chậm như dự án Cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc chưa thực hiện đúng tiến độ cam kết, gây thất thoát, lãng phí.
Một số dự án xác định chi phí sửa chữa, duy tu trong phương án tài chính chưa đủ cơ sở và căn cứ pháp lý, như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (kiểm toán đợt 1, đợt 2).
Bên cạnh đó, có nhiều dự án chưa cập nhật chi phí sử dụng trạm thu phí không dừng theo hướng dẫn của Bộ GTVT và Chính phủ như cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn Km 45+100 - Km108+500, kết hợp tăng cường quốc lôi 1 đoạn Km1+800 - Km106+500 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Có dự án sử dụng nguồn vốn thu phí BOT để hoàn vốn cho hạng mục không thuộc dự án, như BOT An Sương - An Lạc sử dụng nguồn vốn thu phí BOT để hoàn vốn cho hạng mục cầu Tân Kỳ - Tân Quý không thuộc tuyến đường dự án với tổng mức đầu tư 312 tỉ đồng.
Một số lập thiết kế - dự toán còn sai sót, như dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn 22,186 tỉ đồng; dự án Đầu tư xây dựng đoạn qua thị xã Ninh Hòa (km0 - Km2+897), cải tạo nâng cấp tuyến quốc lộ 26 đoạn km 3+411 km 15+350 (tỉnh Khánh Hòa), đoạn km84+300 - Km88+383, km 91+383 - Km98+800, Km101+800 - Km112+800 (tỉnh Đắk Lắk) và thảm bê tông nhựa một số đoạn tuyến quốc lộ 26 cũ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk 1,063 tỉ đồng; dự án cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc 3,8 tỉ đồng; cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (kiểm toán đợt 1 sai dự toán 36,7 tỉ đồng, kiểm toán đợt 2 sai dự toán 21,3 tỉ đồng).
Nghiệm thu, thanh toán còn sai sót
Qua kiểm toán các dự án BOT trong năm 2019, Kiểm toán Nhà nước đã giảm trừ chi phí đầu tư thực hiện 665,8 tỉ đồng, gồm sai khối lượng 74,5 tỉ đồng, sai đơn giá 186,9 tỉ đồng, sai khác 404,3 tỉ đồng.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý 925 tỉ đồng, trong đó thu hồi và giảm thanh toán 288,3 tỉ đồng, xử lý khác 618 tỉ đồng, các khoản thuế phải thu và thu hồi khác 19.428 tỉ đồng.
Một số dự án có tỷ lệ xử lý lớn được Kiểm toán Nhà nước điểm danh là dự án Cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc 17,345 tỉ đồng (5,18%); cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1 (kiểm toán đợt 1) 34,3 tỉ đồng (6,39%); dự án nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ 340,4 tỉ đồng (7,63)%.
Kết quả kiểm toán cũng giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 7/9 dự án 56,4 năm so với phương án ban đầu. Trong đó dự án cầu Hoà Trung giảm 15,8 năm; dự án cầu Chà Là giảm 13,9 năm; dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP.Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình 1 năm;
Dự án Đầu tư xây dựng và nâng cấp mở rộng 4 đoạn tuyến quốc lộ 60 nối cầu Rạch Miễu đến cầu Cổ Chiên thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre 7 năm; dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc 7,5 năm; dự án BOT cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn An Sương - An Lạc 6,3 năm; dự án Đầu tư xây dựng đoạn qua thị xã Ninh Hòa và cải tạo quốc lộ 26 tỉnh Khánh Hòa 4,9 năm.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT đánh giá kỹ tác động việc 'tăng phí cứu doanh nghiệp BOT'
Văn phòng Chính phủ (VPCP) vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động về "Đề xuất tăng phí cứu doanh nghiệp BOT".
Trước đó, Bộ GTVT đưa ra 2 phương án kiến nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận: Cho các dự án tăng phí BOT theo hợp đồng; Chưa tăng phí giai đoạn hiện nay nhưng Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỷ đồng hỗ trợ các dự án. Trong đó, Bộ GTVT ưu tiên lưạ chọn phương án tăng phí, kết hợp với các hỗ trợ từ ngân hàng, như không chuyển nhóm nợ, gia hạn nợ, giảm lãi... nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư BOT đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Tuy nhiên, kiến nghị này của Bộ GTVT gặp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận
email: [email protected], hotline: 086 508 6899