Lãi đậm trong năm 2022, VIB mạnh dạn chia cổ tức 35%

15/03/2023, 20:45
báo nói -

TCDN - Sáng 15/3, Cổ đông Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã đồng ý phê duyệt kế hoạch chia cổ tức 35% tại đại hội cổ đông thường niên 2023.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, VIB đạt lợi nhuận sau thuế gần 8.500 tỷ đồng, tăng 32% so với 2021, vượt kế hoạch đề ra. Vốn điều lệ tăng từ 15.531 tỷ đồng lên 21.077 tỷ đồng, tương đương tăng 35,7%.

Tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 342.799 tỷ đồng, tăng 10,8%; tổng dư nợ tín dụng đạt 239.920 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2021. Huy động tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 231.899 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm trước. Nợ xấu khống chế ở mức 1,79%.

Đây là năm đầu tiên sau đại dịch các cổ đông của VIB được chia cổ tức bằng tiền mặt.

Đây là năm đầu tiên sau đại dịch các cổ đông của VIB được chia cổ tức bằng tiền mặt.

Kết quả tăng trưởng lợi nhuận đến từ các mảng kinh doanh cốt lõi, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ. Cụ thể, tổng doanh thu tăng trưởng 21%, tiếp tục cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chi phí hoạt động 17%, góp phần giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu (CIR) của VIB xuống còn 34%. 

Ngoài ra, thu nhập từ phí tăng 16% so với cùng kỳ, đạt gần 3.200 tỷ đồng, đóng góp 18% vào tổng doanh thu, phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng mạnh của hoạt động kinh doanh thẻ (tăng 53% so với năm 2021) và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance). 

Trước kết quả kinh doanh năm 2022 khả quan, các cổ đông đã thông qua đề xuất của ban lãnh đạo tổng mức cổ tức năm 2022 tỷ lệ 35%, thực hiện chi trả trong năm 2023. Trong đó 20% cổ tức bằng cổ phiếu và 15% cổ tức tiền mặt (chia thành 2 đợt 10% và 5%). Đây là năm đầu tiên ngân hàng chia cổ tức tiền mặt sau 2 năm thực hiện các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về giữ lại lợi nhuận để củng cố an toàn hệ thống, hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch. 

Theo lãnh đạo VIB, trong báo cáo cập nhật gần đây, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là 1.800 tỷ đồng trên tổng 232.000 tỷ đồng dư nợ. Còn cho vay bất động sản có dư nợ 3.800 tỷ đồng, chủ yếu cho vay công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, VIB chỉ có 3% cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp trong tổng dư nợ. VIB là ngân hàng bán lẻ, có 90% dư nợ ở mảng bán lẻ, trong đó hơn 90% dư nợ có tài sản bảo đảm. Nếu thị trường bất động sản giảm 30 - 40% thì chất lượng tài sản đảm bảo của VIB vẫn an toàn. 

Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, VIB đề ra mức lợi nhuận mục tiêu 12.200 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2022. Tổng tài sản đạt 428.500 tỷ đồng, tăng 25%; tổng dư nợ tín dụng tăng lên 292.500 tỷ vào cuối năm 2023 (tăng 25% tùy thuộc chỉ tiêu NHNN giao). Huy động vốn kỳ vọng đạt 292.600 tỷ đồng, tăng 26,2%; tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 3%.

Trong năm này, VIB cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 21.076 tỷ lên 25.368 tỷ đồng. Để thực hiện mục tiêu, VIB dự kiến sẽ phát hành hơn 421 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và 7 triệu cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên. 

Hoài Thương
Bạn đang đọc bài viết Lãi đậm trong năm 2022, VIB mạnh dạn chia cổ tức 35% tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành
Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông cáo điều chỉnh giảm 1 điểm % nhiều loại lãi suất điều hành và giảm 0,5 điểm % lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Thị trường tài chính với sự 'căng thẳng gần đây trong hệ thống ngân hàng'
Giới phân tích đang nghiêng về khả năng thị trường chứng khoán tiếp tục có sự phân hóa với lợi thế nghiêng về nhóm cổ phiếu bluechips đang được các quỹ ETF cơ cấu. Trong khi bối cảnh thế giới cho thấy, Fed mò mẫm tìm mức lãi suất thích hợp để dập lạm phát và tránh phá vỡ hệ thống tài chính.
5 ngân hàng Mỹ đứng trước rủi ro lớn về tiền gửi
Theo Reuters, sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature chỉ cách nhau vài ngày khiến khách hàng Mỹ vô cùng hoang mang. Phần lớn lo ngại này đến từ các tài khoản tiền gửi không được bảo hiểm tại các ngân hàng vừa và nhỏ.