Lãi suất cho vay, huy động có thể tăng trong quý 3

26/07/2022, 16:35
báo nói -

TCDN - Mặt bằng lãi suất cho vay - huy động được các tổ chức tín dụng dự báo có thể tăng nhẹ trong quý 3/2022 và năm 2022 trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng và xu hướng tăng lãi suất phổ biến trên thế giới.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng (TCTD) quý 3/2022.

Theo nhận định của các TCTD, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong quý 2/2022 tiếp tục có sự ”cải thiện” tốt hơn so với quý trước. Dự báo cho thời gian tới, 72,5-80,7% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý 3 và cả năm 2022 với mức độ cải thiện cao hơn so với kỳ liền trước.

Các TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tiếp tục “tăng” trong quý 3/2022 và cả năm 2022, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Lãi suất cho vay - huy động có xu hướng tăng nhẹ.

Lãi suất cho vay - huy động có xu hướng tăng nhẹ.

Trong quý 3/2022 và cả năm 2022, cả lãi suất biên và phí dịch vụ đều được dự kiến có thể “tăng nhẹ”.

Tình hình thanh khoản trong quý 3/2022 dự báo được “cải thiện” ở mức độ cao hơn quý 2/2022. Dự báo cả năm 2022, tình hình thanh khoản được kỳ vọng tiếp tục “cải thiện” so với năm 2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ.

Mặt bằng lãi suất cho vay-huy động được các TCTD dự báo có thể tăng nhẹ trong quý 3/2022 và năm 2022 trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng và xu hướng tăng lãi suất phổ biến trên thế giới.

Theo nhận định của các TCTD, mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng về cơ bản là ổn định nhưng vẫn ở mức “khá cao” trong quý II/2022, tuy nhiên kỳ vọng có chiều hướng giảm trong quý 3/2022. Nếu xét riêng từng nhóm KH, theo nhận định của các TCTD, trong khi rủi ro của các nhóm KH là cá nhân, DNNN, DN nhỏ và vừa được dự báo giảm trong quý 3/2022 thì nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, CTCP, TNHH, DNTN vẫn chưa thiết lập được xu hướng giảm rủi ro. Tính chung cả năm 2022, MBRR được kỳ vọng có xu hướng cải thiện rõ rệt và giảm so với mặt bằng chung của năm 2021.

Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,9% trong quý 3 và tăng 11,5% trong năm 2022.

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 4,1% trong quý 3/2022 và tăng 15 % trong năm 2022.

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD nhận định về cơ bản giữ nguyên hoặc có chiều hướng “giảm nhẹ” trong quý II/2022 và quý 3/2022 so với quý liền trước.

Đúng như kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, các TCTD đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý II/2022 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý I/2022. Trong quý 3/2022, 54,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục “tăng nhẹ” so với quý 2/2022, 38,9% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 6,5% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.

Trong năm 2022, 87,7% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 8,5% TCTD dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 (tăng so với tỷ lệ 5,8% TCTD dự kiến tại kỳ điều tra tháng 3/2022) và 3,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi.

Theo các TCTD, trong số các nhân tố khách quan, ”sự cạnh tranh từ các TCTD khác” tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý II/2022 và dự kiến cả năm 2022, trong khi đó, “sầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Lãi suất cho vay, huy động có thể tăng trong quý 3 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Phó thủ tướng: Phấn đấu giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay
Phó thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Ngân hàng Nhà nước phấn đấu tiếp tục giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nâng cao chất lượng tín dụng và hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.
Ngân hàng đua tăng lãi suất tiền gửi
Một loạt ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi giữa tháng 5, mức cao nhất ghi nhận là 7,55%/năm. Một số áp dụng điều kiện: muốn nhận lãi cao phải gửi từ... trăm tỷ đồng.
Ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi
Nhằm huy động tiền tiết kiệm của người dân, doanh nghiệp, trong thời gian gần đây hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi. Lãi suất tiền gửi cao nhất hiện thuộc về ngân hàng SCB với mức 7,6%/năm.