Màng BOPP của Việt Nam bị rà soát về thuế chống bán phá giá

07/04/2023, 08:52

TCDN - Indonesia vừa khởi xướng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ 2 về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm màng BOPP có xuất xứ từ Thái Lan và Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) vừa khởi xướng vụ việc rà soát cuối kỳ lần thứ 2 về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm màng BOPP có xuất xứ từ Thái Lan và Việt Nam.

Mã HS sản phẩm bị điều tra: 3920.20.10, 3920.20.91 và 3920.20.99. Giai đoạn điều tra bán phá giá: từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2022. Giai đoạn điều tra thiệt hại: từ ngày 1/1/2019 đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 31/12/2022.

Vụ việc được KADI khởi xướng điều tra vào ngày 2/9/2015 và ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 8/8/2016 với mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho màng BOPP từ Thái Lan là từ 0% đến 28,4% và từ Việt Nam là 3,9%.

Ngày 12/12/2017, KADI khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất đối với vụ việc nói trên và ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 10/12/2018 về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với màng BOPP từ Thái Lan và Việt Nam với mức thuế không đổi thêm 5 năm. Dự kiến hết hạn áp thuế vào ngày 18/4/2024.

Màng BOPP của Việt Nam tiếp tục bị điều tra bán phá giá tại Indonesia.

Màng BOPP của Việt Nam tiếp tục bị điều tra bán phá giá tại Indonesia.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết KADI đã gửi bản câu hỏi điều tra tới các bên liên quan, bao gồm các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra của Việt Nam.

Thời hạn để các bên liên quan khác gửi yêu cầu tham gia vụ việc hoặc nhận bản câu hỏi điều tra muộn nhất là 14 ngày kể từ ngày KADI ban hành thông báo khởi xướng cuộc rà soát.

Thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra là ngày 8/5/2023 (theo thời gian của Indonesia). Địa chỉ nhận thông tin: Komite Anti Dumping Indonesia. Kementerian Perdagangan JL. M.I. Ridwan Rais No.5 Gedung I Lantai 5 Jakatar 10110 Telp: 62-21-3850541; Fax: 62-21-3850541; Email: [email protected].

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan liên lạc với KADI để đăng ký tham gia và nhận Bản câu hỏi điều tra trong thời hạn quy định; Đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp Bản câu hỏi rà soát theo đúng thời hạn quy định; Hợp tác toàn diện với KADI trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong Bản trả lời câu hỏi.

Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Indonesia để phản ánh các ý kiến với Chính phủ Indonesia, yêu cầu KADI xem xét lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Đồng thời liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được thông tin và sự hỗ trợ kịp thời.

Theo thống kê từ Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan là 3 quốc gia xuất khẩu màng BOPP lớn nhất, lần lượt là 32.454 tấn, 10.920 tấn và 7.882 tấn, tương ứng với 52,2%; 17,6% và 12,7% tổng lượng nhập khẩu vào Indonesia năm 2022.

Minh Anh
Bạn đang đọc bài viết Màng BOPP của Việt Nam bị rà soát về thuế chống bán phá giá tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Màng BOPP nhập khẩu sẽ bị áp thuế chống bán phá giá
Một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen (tên thường gọi là màng BOPP) có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia sẽ bị áp thuế chống bán phá giá, từ 9,05% đến 23,71%.