Năm 2024, Cục Thuế Khánh Hòa phấn đấu nợ thuế, phí không vượt quá 5%

31/01/2024, 20:03
báo nói -

TCDN - Cục Thuế Khánh Hòa đặt mục tiêu tổng số nợ thuế, phí đến thời điểm ngày 31/12/2024 không vượt quá 5% tổng số thực thu vào ngân sách nhà nước năm 2024.

Cục Thuế Khánh Hòa vừa ban hành công văn số 638/CTKHH-QLN giao chỉ tiêu thu nợ, xử lý nợ và triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế năm 2024.

Để tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thu nợ, xử lý nợ và tiền thuế nợ Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế giao chỉ tiêu thu nợ thuế, xử lý nợ và tiền thuế nợ năm 2024 cho các đơn vị trong toàn ngành: tổng số tiền thuế nợ (không bao gồm nợ đã xử lý và tiền thuế đang chờ điều chỉnh) đến thời điểm ngày 31/12/2024 không vượt quá 8% so với tổng số thực thu vào ngân sách nhà nước năm 2024 hoặc tổng số nợ thuế, phí đến thời điểm ngày 31/12/2024 không vượt quá 5% tổng số thực thu vào ngân sách nhà nước năm 2024.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tổng số tiền thuế nợ có khả năng thu đến thời điểm ngày 31/12/2024 không vượt quá 5% tổng số thực thu vào ngân sách nhà nước năm 2024.

Phấn đấu thu 80% các khoản tiền thuế nợ có khả năng thu tại thời điểm ngày 31/12/2023. Giải quyết dứt điểm các khoản tiền thuế đang chờ điều chỉnh, các khoản tiền thuế nợ đang xử lý mà cơ quan thuế đã tiếp nhận hồ sơ và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục còn tồn đọng tại thời điểm ngày 31/12/2023.

Căn cứ các chỉ tiêu đã giao nêu trên, các Phòng quản lý thu, các Chi cục Thuế giao chỉ tiêu thu nợ thuế, xử lý nợ và tiền thuế nợ năm 2024 cho từng Đội thuế, từng bộ phận, từng công chức liên quan; gắn trách nhiệm của từng công chức quản lý với từng nhiệm vụ thu nợ, xử lý nợ cụ thể. Chỉ tiêu giao phải đảm bảo theo mức Cục Thuế đã giao.

Các đơn vị rà soát, phân loại nợ thuế, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình nợ thuế theo đúng hướng dẫn tại Quy trình Quản lý nợ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc đối chiếu nợ thuế, chuẩn hóa dữ liệu nợ thuế, đảm bảo dữ liệu chính xác tạo thuận lợi cho các khâu tự động hóa công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các biện pháp đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ theo đúng quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Người đứng đầu các đơn vị phải phân công kiểm soát chặt chẽ và trực tiếp chỉ đạo sát sao việc áp dụng đầy đủ, kịp thời các biện pháp cưỡng chế theo quy định để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Đối với người nộp thuế (NNT) chỉ có tiền thuế nợ dưới 90 ngày, Cục Thuế yêu cầu thực hiện các biện pháp (gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, thông báo nợ, mời làm việc, …) đôn đốc NNT nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, không để nợ thuế dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh.

Đối với NNT có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày hoặc khoản tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế: áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. Trường hợp quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà NNT chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước thì phải kịp thời chuyển sang áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, đúng quy định.

Rà soát các trường hợp chưa thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; biện pháp thu tiền, tài sản khác của NNT do tổ chức, cá nhân khác đang giữ để thực hiện các thủ tục xác minh thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Rà soát các trường hợp đang cưỡng chế chưa ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật để thực hiện thông báo tạm hoãn xuất cảnh theo hướng dẫn tại công văn số 5495/CTKHH-QLN ngày 28/11/2022 của Cục Thuế.

Đối với các trường hợp NNT không hoạt động tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký thì thực hiện đồng thời các biện pháp cưỡng chế phù hợp theo quy định của pháp luật, thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của NNT.

Năm 2023, cơ quan thuế Khánh Hòa đã thực hiện nhiều biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế; các Sở, Ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo thu hồi nợ tỉnh dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa đã tích cực phối hợp trong công tác thu nợ nhưng các chỉ tiêu thu nợ thuế không đạt chỉ tiêu đã được giao. Tính đến ngày 31/12/2023, tiền thuế nợ toàn tỉnh (không bao gồm nợ đã xử lý và tiền thuế nợ đang chờ điều chỉnh) là 1.408 tỷ đồng, tăng 143 tỷ đồng so với cuối năm 2022 (tăng 11,3%). Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu toàn tỉnh năm 2023 là 9,1% (so với chỉ tiêu được giao là không vượt quá 8%);

Hà Giang
Bạn đang đọc bài viết Năm 2024, Cục Thuế Khánh Hòa phấn đấu nợ thuế, phí không vượt quá 5% tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Cục Thuế Khánh Hòa 'bêu tên' 580 doanh nghiệp nợ thuế
Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu Chấn Hưng Việt Nam; Chi Nhánh Cam Ranh - Công ty TNHH Đá Hóa An; Công ty CP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Tân Kỷ; Công ty TNHH Phước Thành... là những đơn vị đứng đầu danh sách nợ thuế tại tỉnh Khánh Hòa.