Nâng cao kiến thức về Chứng nhận bền vững MSC cho người sản xuất nghêu

07/10/2021, 10:26

TCDN - Trong khuôn khổ Dự án "Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu tại Việt Nam – SCBV, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS) vừa tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kiến thức cho người sản xuất nghêu về những quy định của Chứng nhận bền vững MSC/ASC.

Dưới sự tài trợ của Liên minh châu Âu, Dự án SCBV đang được thực hiện bởi Tổ chức Oxfam tại Việt Nam; Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản (ICAFIS), Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (NTFPRC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

11_10_Icafis (2)

Trong khi nhu cầu về việc cập nhật các kỹ thuật, yêu cầu để chuẩn bị cho quá trình đánh giá và tái đánh giá Chứng nhận bền vững MSC/ASC của các Hợp tác xã đang rất cấp bách. Trước tình hình này, Ban quản lý Dự án SCBV đã phối hợp với các chuyên gia tư vấn tổ chức các lớp tập huấn đào tạo trực tuyến với nội dung: Phát triển năng lực và hỗ trợ kỹ thuật đạt Chứng nhận MSC/ASC, tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU);thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 06 đến 20/10/2021 tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Tiền Giang.

Mục tiêu của khóa tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho người sản xuất nghêu tại các Tổ hợp tác/ Hợp tác xã về những quy định của chứng nhận bền vững: Chứng nhận ASC, Chứng nhận MSC phiên bản 5.0; đồng thời, nâng cao trách nhiệm sản xuất và kiến thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi, thực hiện các biện pháp đánh bắt chống IUU và cập nhật những quy định về Luật Thủy sản 2017. Bên cạnh đó, khóa tập huấn còn củng cố kiến thức cho Nhóm nòng cốt/ Nhóm thúc đẩy viên (tại các tổ nhóm, hợp tác xã nghêu trên địa bàn) nhằm chuẩn bị tốt cho công tác đánh giá cuối cùng đạt Chứng nhận MSC cho nghề nghêu tỉnh Tiền Giang (vào tháng 11/2021), tái đánh giá Chứng nhận MSC cho tỉnh Bến Tre (vào tháng 02/2022) và Chứng nhận ASC cho nghề nghêu tỉnh Trà Vinh.

“Nhóm thúc đẩy viên” gồm những người được lựa chọn tại cộng đồng phục vụ cho các hoạt động tăng cường quản lý thủy sản dựa vào cộng đồng. Là những người đã được đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, quản trị hợp tác xã; sau đó truyền đạt lại cho các thành viên của Tổ hợp tác/ Hợp tác xã.

Trong quá trình tập huấn, bên cạnh việc trao đổi và làm các bài tập thực hành liên quan đến bài học; học viên và giảng viên cùng thảo luận về những điểm còn thiếu của Tổ hợp tác/ Hợp tác xã đối chiếu trong quy định của Chứng nhận MSC phiên bản 5.0 và kế hoạch khắc phục, hoàn thiện để chuẩn bị cho lần đánh giá cuối cùng tại tỉnh Tiền Giang và tái đánh giá của tỉnh Bến Tre.

Đây là hoạt động tập huấn online đầu tiên được tổ chức tại các Tổ hợp tác/ Hợp tác xã nghêu. Phương thức học tập gần như khác hoàn toàn với truyền thống nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ,tham gia nhiệt tình và nhận được phản hồi tích cực của bà con nuôi nghêu dù còn thiếu thốn phương tiện, chỉ với những thiết bị học tập rất đơn giản từ những chiếc điện thoại cá nhân cho 2-3 người cùng ngồi học chung hay một chiếc máy tính xách tay cũng đủ cho 5-8 người cùng học tập. Khóa tập huấn đã thu hút gần 100 người là thành viên chủ chốt/ nhóm thúc đẩy viên tại Tổ hợp tác/ Hợp tác xã nghêu trên địa bàn 03 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh.

Hà Quyên
Bạn đang đọc bài viết Nâng cao kiến thức về Chứng nhận bền vững MSC cho người sản xuất nghêu tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

TagTag:

Tin liên quan

Giải pháp sản xuất nghêu bền vững tại Việt Nam
Sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo chứng nhận quốc tế, đa dạng hóa sản phẩm… là giải pháp căn cơ nhất để nâng cao giá trị, thương hiệu cho ngành nhuyễn thể nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung, đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.