Nhiều sai phạm trong cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ

07/01/2022, 12:55

TCDN - Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm phát hiện tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ khi quyết toán giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2020 tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ khi quyết toán giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Nhà hàng Thủy Tạ tại Công viên Đầm Sen (Ảnh: damsenpark.vn)

Nhà hàng Thủy Tạ tại Công viên Đầm Sen (Ảnh: damsenpark.vn)

Kiểm toán nhà nước đề nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm phát hiện trong quá trình kiểm toán, cụ thể như sau:

Chỉ đạo Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với việc Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Phú Thọ chậm nộp lợi nhuận còn lại về Tổng công ty.

Chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc xác định lợi thế kinh doanh không đúng quy định, do tính toán chi phí quảng cáo chưa đầy đủ làm giảm giá trị doanh nghiệp tại thời điểm ngày 30/6/2014 khi cổ phần hóa doanh nghiệp mà kết quả kiểm toán đã nêu ở trên.

Không truy thu tiền thuê đất theo quy định đối với giai đoạn từ 01/1/2006 đến 30/6/2014, không điều chỉnh lại tiền thuê đất phải nộp khi kiểm tra quyết toán thuế tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, dẫn tới xác định thiếu tiền thuê đất phải nộp 130.634 triệu đồng đối với khu đất Số 3 Hòa Bình, Phường 3, Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh làm Công viên Đầm Sen (số tiền này cũng đã tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa và thu hồi lại một phần khi phát hànhcổ phiếu).

Không thu tiền thuê đất theo chính sách và giá đất hiện hành đối với giai đoạn từ 01/7/2014 đến 31/12/2019, dẫn tới xác định thiếu tiền thuê đất phải nộp là 209.413,5 triệu đồng (trong đó tiền thuê đất trong giai đoạn từ ngày 01/8/2017 đến hết ngày 31/12/2019 Đoàn kiểm toán tạm tính theo giá đất trong Bảng giá đất, tỷ lệ % thu tiền thuê đất hàng năm và hệ số điều chỉnh giá đất do UBND Thành phố ban hành).

Chỉ đạo Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của người tham mưu, người ký Thông báo số 2987/TB-CT ngày 19/02/2020 điều chỉnh lại Thông báo số 5155/TB-CT ngày 5/5/2016 của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước tại khu đất số 03 Hòa Bình, P.3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh (Công viên Đầm Sen), trong đó đã điều chỉnh lại đơn giá thuê đất giai đoạn từ 01/7/2014 đến 16/5/2016 theo mục đích sử dụng đất tại Quyết định số 4094/QĐ-UBND ngày 01/8/2017 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, trong khi Quyết định số 4094/QĐ-UBND không điều chỉnh lại mục đích sử dụng đất đã xác định tại Quyết định số 631/QĐ- UBND ngày 9/2/2012 của UBND Thành phố và UBND Thành phố chỉ giao nhiệm vụ cho Cục Thuế truy thu tiền thuê đất (nếu có) theo mục đích sử dụng đất nêu trong quyết định này của Công ty Cổ phần Du lịch Phú Thọ, do đó không có hiệu lực hồi tố với giai đoạn trước ngày 17/5/2016, dẫn tới nguy cơ xác định sai tiền thuê đất phải nộp NSNN giai đoạn từ 1/7/2014 đến 16/5/2017 với số tiền lớn nếu Đoàn kiểm toán không kịp thời phát hiện.

Và việc chậm ký hợp đồng thuê đất sau khi UBND Thành phố đã ban hành quyết định cho thuê đất, chậm tham mưu ban hành giá đất cụ thể để tính tiền thuê đất theo quy định hiện hành, làm chậm nộp NSNN hàng trăm tỷ đồng tiền thuê đất và gây khó khăn, dẫn tới chậm trễ trong việc quyết toán vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đối với Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Phú Thọ.

Hoàng Tâm
Bạn đang đọc bài viết Nhiều sai phạm trong cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Nhiều doanh nghiệp 'hô biến' thành 'gia đình trị' sau cổ phần hoá
Cổ phần hoá đã và đang được Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt, tránh tình trạng thất thoát. Nhưng trên thực tế, hàng nghìn tỷ đồng tài sản đã thất thoát, nhiều DNNN sau cổ phần hoá thành công ty tư nhân, gia đình trị và ngân sách thì thất thu vì tài sản không được tính đúng tính đủ...
Hồ sơ cổ phần hoá CIENCO1: Ai tiếp tay cho Út ‘trọc’?
Giai đoạn 2011-2016, ngành giao thông tiến hành CPH hàng loạt các TCT Xây dựng Công trình giao thông CIENCO1, 4, 5, 6, 8… Nhưng lùm xùm nhất là việc CPH CIENCO1 khi Đinh Ngọc Hệ (Út trọc) qua 4 công ty là: Yên Khánh, An Hiền, Cái Mép, Khánh An chiếm 90% tỷ lệ cổ phần. Ai là người tiếp tay cho Út ‘trọc’?
Ngành GTVT: Cổ phần hoá hay trục lợi từ 'đất vàng'?
Trong giai đoạn 2011 - 2017, ngành giao thông luôn dẫn đầu trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp. Thậm chí, bộ này có nhiều đề xuất mang tính đột phá. Bên cạnh đề xuất CPH cảng biển, sân bay, Bộ cũng kiến nghị CPH cả trường học, bệnh viện. Nhưng sau CPH, những miếng 'đất vàng' được doanh nghiệp sử dụng thế nào?
Hậu IPO Vinafood 2, nhìn về tương lai các doanh nghiệp cổ phần hoá
Dường như lối quản trị “trước IPO có sao thì sau IPO dùng vậy” đang khiến “ông lớn” ngành lương thực Vinafood 2 (Tổng Công ty lương thực miền Nam) chưa được vực dậy thành công, đẩy các cổ đông chiến lược vào tình trạng “mất nhiều hơn được” sau thương vụ IPO đình đám này.