Nợ khó đòi của PVN lên tới hơn 7.500 tỷ đồng

20/10/2020, 15:44

TCDN - Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty (TĐ,TCT), có nợ phải thu khó đòi là 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, đứng đầu danh sách là TĐ Dầu khí Việt Nam (PVN) với 7.643 tỷ đồng nợ khó đòi.

Nợ phải thu khó đòi của PVN là 7.643 tỷ đồng

Nợ phải thu khó đòi của PVN là 7.643 tỷ đồng

Theo báo cáo hợp nhất của các TĐ, TCT, có tổng các khoản phải thu là 360.982 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2018. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 18.251 tỷ đồng, tăng 25% so với thực hiện năm 2018, chiếm 5% tổng số nợ phải thu.

Nợ phải thu khó đòi của PVN là 7.643 tỷ đồng; TĐ CN Than – Khoáng sản  VN (TKV) là 3.719 tỷ đồng; TĐ Viễn thông quân đội (viettel) là 1.527 tỷ đồng; TCT Viễn thông Mobifone là 633 tỷ đồng; TĐ Bưu chính viễn thông VN (VNPT) là 581 tỷ đồng; TCT Cà phê VN là 413 tỷ đồng; TCT Thương mại Sài Gòn là 395 tỷ đồng; TĐ Hóa chất VN (VINACHEM) là 385 tỷ đồng; TĐ Điện lực VN (EVN) là 365 tỷ đồng; TCT Hàng hải VN là 340 tỷ đồng; TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị là 279 tỷ đồng; TCT 15 là 255 tỷ đồng…

Báo cáo của Công ty mẹ cho thấy, tổng các khoản phải thu là 374.405 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2018. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 19.817 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2018, chiếm 5% tổng số nợ phải thu.

Nợ phải thu khó đòi theo báo cáo của Công ty mẹ bao gồm: Công ty mẹ - TĐ Hóa chất VN: 10.566 tỷ đồng do Công ty mẹ - TĐ Hóa chất VN thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài của Dự án Đạm Ninh Bình theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2035/VPCP-KTTH ngày 13/7/2017 về khoản vay China Eximbank của Dự án Đạm Ninh Bình nhưng Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình không thanh toán nợ cho Tập đoàn đúng hạn, Công ty mẹ - TĐ Hóa chất VN đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định là 2.233 tỷ đồng;

Công ty mẹ - TĐ Công nghiệp Than-Khoáng sản VN có nợ phải thu khó đòi là 2.706 tỷ đồng; Công ty mẹ - TĐ Dầu khí VN: 2.537 tỷ đồng; Công ty mẹ - TĐ Viễn thông quân đội: 1.017 tỷ đồng;  Công ty mẹ - TCT Viễn thông Mobifone: 632 tỷ đồng chủ yếu là nợ cước viễn thông của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trả sau; Công ty mẹ - TCT Thương mại Sài Gòn: 355 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Cà phê VN: 285 tỷ đồng; Công ty mẹ - Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị: 276 tỷ đồng…

Tỷ lệ Các khoản phải thu/Tổng tài sản năm 2019 là 13% (số liệu báo cáo hợp nhất) và 19% (số liệu báo cáo Công ty mẹ).

Hệ số vòng quay các khoản phải thu (Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân) của các Công ty mẹ năm 2019 là 2,37 lần (>1). Điều này cho thấy, hầu hết các Công ty mẹ có tốc độ thu hồi công nợ của khách hàng đủ để đảm bảo dòng tiền luân chuyển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số Công ty mẹ có tỷ lệ Nợ phải thu/Tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: Công ty mẹ - TCT Thái Sơn (nợ phải thu 2.746 tỷ đồng, chiếm 71%); Công ty mẹ - TCT Xây dựng Lũng Lô (nợ phải thu 1.699 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản) Công ty mẹ - TCT Xây dựng công trình hàng không ACC (nợ phải thu 742 tỷ đồng, chiếm 59% tổng tài sản); Công ty mẹ - TĐ Hóa chất Việt Nam (nợ phải thu là 11.204 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản); Công ty mẹ - TCT Xây dựng Trường Sơn (nợ phải thu 2.126 tỷ đồng, bằng 57% tổng tài sản); Công ty mẹ - TCT Truyền thông đa phương tiện (nợ phải thu 524 tỷ đồng, bằng 53% tổng tài sản).

PV
Bạn đang đọc bài viết Nợ khó đòi của PVN lên tới hơn 7.500 tỷ đồng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Doanh thu trong 6 tháng của PVN giảm 22%, còn 284 tỷ đồng
Tổng doanh thu toàn PVN 6 tháng đầu năm 2020 đạt 283,5 nghìn tỷ đồng, giảm 22% so với con số doanh thu 365,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Nộp ngân sách Nhà nước toàn PVN 6 tháng đầu năm 2020 đạt 32 nghìn tỷ đồng...
PVN sẽ khai thác 20,36 triệu tấn dầu, khí trong năm 2020
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa ban hành Quyết định số 237/QĐ-UBQLV, giao kế hoạch PVN khai thác 20,36 triệu tấn dầu, khí trong năm 2020 và tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn và các đơn vị thành viên.
PVN kiến nghị cấm nhập khẩu xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, việc cấm nhập khẩu xăng dầu phải cân nhắc phải đảm bảo an ninh năng lượng, đủ xăng dầu để cung cấp và đảm bảo hài hòa các quyền lợi giữa doanh nghiệp sản xuất, phân phối, người tiêu dùng...