Phát triển hệ sinh thái ứng dụng thuế điện tử - Bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số

17/12/2024, 19:56
báo nói -

TCDN - Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là một trong các nhiệm vụ quan trọng mà Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề ra trong giai đoạn 2021-2025.

Trên hành trình số hóa và chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý thuế với mục tiêu “Lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ”, ngành Thuế là một trong những ngành tiên phong trong chuyển đổi số công tác thuế theo đúng định hướng Chiến lược phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030, từ đó quyết tâm đổi mới, phát triển hệ sinh thái ứng dụng thuế điện tử để đồng hành, trách nhiệm, phấn đấu phát triển vì lợi ích của Nhân dân và thực hiện những giá trị tốt đẹp của ngành Thuế Việt Nam “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liên chính - Đổi mới”.

Ngành Thuế là một trong những ngành tiên phong trong chuyển đổi số công tác thuế theo đúng định hướng Chiến lược phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.

Ngành Thuế là một trong những ngành tiên phong trong chuyển đổi số công tác thuế theo đúng định hướng Chiến lược phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.

Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số

Dựa trên nền tảng thuế điện tử để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số, ngành Thuế xác định mục tiêu chiến lược là cung cấp dịch vụ thuế điện tử, ứng dụng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác quản lý thuế, từ đó thay đổi tổng thể và toàn diện về cách thức quản lý thuế, từng bước tích hợp đưa toàn bộ hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế lên môi trường số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ thuế dựa trên công nghệ số và dữ liệu số, hiện đại hóa công tác thuế trong quản lý thu, chống thất thu NSNN và đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp (DN) và người nộp thuế (NNT).

Từ đó hoàn thành toàn diện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo nguồn lực phục vụ an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội.

Trong những năm qua, ngành Thuế đã không ngừng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và cung cấp các ứng dụng thuế điện tử, đến nay ngành Thuế đã nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng trong thực tiễn trên 200 giải pháp quản lý công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hướng thế giới phục vụ, tạo thuận lợi cho NNT, điển hình như: mở rộng triển khai HĐĐT, HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, HĐĐT đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và công tác kiểm soát, chống gian lận HĐĐT; dịch vụ thuế điện tử; nâng cấp và triển khai đồng bộ ứng dụng eTax Mobile giúp NNT chủ động cập nhật kịp thời nghĩa vụ thuế; triển khai tích hợp hệ thống với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; triển khai trợ lý ảo (AI) trong hỗ trợ NNT, công tác quản lý nợ thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế.

Tăng cường các giải pháp ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo (AI) và cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) để ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hóa đơn; quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số trong nước và xuyên biên giới và xác định là nhiệm vụ trọng tâm để chống thất thu, đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số.

Bên cạnh đó, ngành Thuế đã tham mưu Bộ Tài chính ban hành các văn bản gửi đến Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, cấp ủy, các sở, ban ngành và chính quyền địa phương tăng cường phối hợp với cơ quan thuế trong việc triển khai công tác quản lý thuế thông qua các ứng dụng điện tử quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.

Đặc biệt, với việc tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Chính phủ về đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, ngành Thuế đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ thống nhất các dịch vụ trao đổi thông tin; xây dựng yêu cầu kỹ thuật để kết nối chia sẻ dữ liệu CSDL về dân cư với CSDL thuế; xây dựng dịch vụ đăng ký thuế lần đầu, thay đổi thông tin đăng ký thuế với NNT là hộ gia đình, cá nhân.

Ngoài ra, cơ quan thuế đã phối hợp chặt chẽ với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06) xây dựng quy trình trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư và CSDL quản lý thuế lần đầu để phục vụ rà soát dữ liệu đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ chuyển đổi mã căn cước công dân làm mã số thuế (MST). Đồng thời, phối hợp với Tổ công tác Đề án 06 đề nghị phối hợp rà soát, làm sạch thông tin người đứng đầu/người đại diện theo pháp luật của cơ quan tổ chức cũng như làm sạch thông tin của NNT cá nhân.

Bên cạnh đó, đã thực hiện nâng cấp chính thức cho người dân sử dụng trên hệ thống ứng dụng của ngành Thuế (app, website) việc xác thực định danh điện tử VNeID. Việc này giúp cho người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử (tài khoản đã được cấp tại hệ thống VNeID) đăng nhập vào ứng dụng eTax Mobile, iCanhan để sử dụng các dịch vụ về thuế điện tử dành cho cá nhân. Đến nay, đã có trên 10,5 triệu lượt truy cập vào hệ thống thuế điện tử bằng tài khoản định danh điện tử (VNeID).

Hướng tới mục tiêu sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế nhằm đồng bộ dữ liệu về thuế với CSDL quốc gia về dân cư, ngành Thuế đang triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ rà soát, chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân của NNT.

 Theo đó, các cơ quan thuế đã thành lập tổ chỉ đạo, tổ triển khai, xây dựng kế hoạch rà soát chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân giám sát chặt chẽ việc tổ chức chỉ đạo triển khai, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu triển khai cụ thể theo lộ trình, giai đoạn. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích NNT là cá nhân thực hiện cập nhật, thay đổi thông tin đăng ký thuế của mình chính xác, tạo thuận lợi cho việc rà soát, chuẩn hóa dữ liệu MST cá nhân của ngành được nhanh chóng, thuận lợi, đạt kết quả cao.

Trong năm 2024, số lượng MST cơ quan thuế đã rà soát và khớp đúng với Bộ Công an (trong số 26,5 triệu MST) là 7,1 triệu MST. Lũy kế số lượng MST đã khớp đúng với Bộ Công an là 61,6 triệu MST, đạt tỷ lệ 76,23% trên tổng số MST (80,8 triệu). Tính trên số lượng mã số thuế phải rà soát và có khả năng rà soát thì tỷ lệ khớp đúng đạt 94,6%.

Ngành Thuế khẳng định vai trò tiên phong trong cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế

Ngành Thuế Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số. Với 148 phiên bản nâng cấp các ứng dụng quản lý thuế và hỗ trợ NNT, ngành Thuế đã chủ động thích ứng với những thay đổi trong chính sách, quy định, đồng thời tổ chức nhiều chương trình đào tạo, nâng cao năng lực khai thác công nghệ cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế trên cả nước.

Phát triển hệ sinh thái ứng dụng thuế điện tử để đồng hành, trách nhiệm, phấn đấu phát triển vì lợi ích của Nhân dân và thực hiện những giá trị tốt đẹp của ngành Thuế.

Phát triển hệ sinh thái ứng dụng thuế điện tử để đồng hành, trách nhiệm, phấn đấu phát triển vì lợi ích của Nhân dân và thực hiện những giá trị tốt đẹp của ngành Thuế.

Xác định triển khai chuyển đổi số đồng bộ và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn tập trung về NNT, từ đó giúp bộ máy hoạt động hiệu quả hơn với phương châm NNT thực hiện nghĩa vụ thuế nhanh hơn, dễ hơn, giảm chi phí hơn và đáng tin cậy hơn, ngành Thuế đã phát triển một hệ sinh thái ứng dụng quản lý thuế điện tử và coi đây là nền tảng quan trọng để xây dựng một hệ thống thuế hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Song song với đó, ngành Thuế tiếp tục tăng cường triển khai duy trì và thúc đẩy cung ứng dịch vụ thuế điện tử giúp NNT tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, được Chính phủ, xã hội, DN và người dân đánh giá cao

Phát triển ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai các quy trình, chính sách mới, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, ngành Thuế nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quản lý nhà nước nói nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia và kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Tài chính, năm 2024, ngành Thuế đã đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào công tác quản lý thuế, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, tạo thuận lợi cho NNT, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Đặc biệt, ngành Thuế đã và đang tích cực triển khai nghiên cứu, áp dụng những đột phá trong công nghệ thông tin để phát triển chức năng hoàn thuế TNCN tự động nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ NNT thực hiện quyết toán thuế dễ dàng, giảm khối lượng công việc cho cơ quan thuế, giảm thời gian giải quyết hoàn thuế cho NNT. Theo kế hoạch, dự kiến ngành Thuế sẽ đưa vào vận hành trong năm 2025.

Trong thời gian tới, ngành Thuế sẽ triển khai nghiên cứu và tận dụng tối đa những tiến bộ kỹ thuật điện tử của trí tuệ nhân tạo (AI) để nghiên cứ phát triển các ứng dụng AI trong công tác dự toán và lập kế hoạch thu, giúp cơ quan thuế lập kế hoạch quản lý thu tốt hơn, dự báo doanh thu thuế và điều chỉnh chính sách theo nhu cầu phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Với việc nâng cấp và triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng các bổ sung, sửa đổi chính sách thuế mới đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế và hỗ trợ NNT tuân thủ nghĩa vụ thuế.

Đồng thời, ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp và triển khai đồng bộ ứng dụng eTax Mobile giúp NNT chủ động cập nhật kịp thời nghĩa vụ thuế, các khoản nợ thuế của NNT, đồng thời cơ quan thuế tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời ngành Thuế tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, hiện đại hóa trong công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngành Thuế tiếp tục triển khai nâng cấp các ứng dụng về thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số trong nước và xuyên biên giới và xác định là nhiệm vụ trọng tâm để chống thất thu, đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số.

Phát huy những thành tựu trong chuyển đổi số công tác thuế, ngành Thuế Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, trong thời gian tới, ngành Thuế tiếp tục đẩy mạnh nâng cấp các ứng dụng quản lý thuế và hỗ trợ NNT để thích ứng với những thay đổi trong chính sách.

Quốc Lâm
Bạn đang đọc bài viết Phát triển hệ sinh thái ứng dụng thuế điện tử - Bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Sửa Luật Quản lý thuế: Sẽ có những đề xuất để tránh rủi ro hoặc trục lợi trong quá trình hoàn thuế
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định, việc Dự án 1 luật sửa 7 luật sẽ giải phóng được rất nhiều nguồn lực, tạo ra nhiều thuận lợi để đóng góp vào sự phát triển của kinh tế xã hội. Riêng với Luật Quản lý thuế sẽ sửa để tránh rủi ro phát sinh hoặc trục lợi trong quá trình hoàn thuế.
Sửa Luật Quản lý thuế bảo đảm chống thất thu ngân sách
Việc sửa đổi Luật Quản lý thuế không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả thu ngân sách nhà nước mà còn tạo ra một môi trường thuận lợi cho người nộp thuế. Các đề xuất sửa đổi quy định về quản lý thuế của Bộ Tài chính là những bước đi quan trọng nhằm cải thiện hệ thống quản lý thuế tại Việt Nam.