Quận 9, Tp.HCM: Loạn xây dựng nhà xưởng không phép

11/05/2020, 16:00

TCDN - Quận 9, Tp.HCM đang được xem là điểm nóng của các nhà xưởng xây dựng không phép với tình trạng các chủ xưởng đua nhau về đây để hoạt động tại phường Phú Hữu và Phước Long B.

Ngày 25/7/2019, Ban Thường vụ Thành ủy Tp.HCM đã ban hành Chỉ thị 23-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Đây là Chỉ thị rất quan trọng để các cấp triển khai thực hiện. 

Cũng theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, trật tự xây dựng là vấn đề “nhức nhối” được nhân dân và dư luận rất quan tâm. Nếu giải quyết tốt việc lập lại trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, không chỉ góp phần để thành phố phát triển tốt hơn, đẹp hơn, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao hơn theo đúng quy hoạch phát triển mà còn góp phần đảm bảo an ninh, trật tự.

Khu dân cư Kiến Á tại phường Phước Long B có hàng chục nhà xưởng đang hoạt động rầm rộ ngày đêm

Khu dân cư Kiến Á tại phường Phước Long B có hàng chục nhà xưởng đang hoạt động rầm rộ ngày đêm

Theo đó, chỉ thị 23-CT/TU đã “ăn” sâu vào nhiều địa phương. Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng nhiều địa phương có bước tiến triển. Nhiều quận, huyện giảm, xử lý mạnh tay với tình trạng xây dựng không phép.

Tuy nhiên, tại quận 9 hiện nay xây dựng không phép vẫn tràn lan, bất chấp chỉ thị 23. Đây được xem là địa điểm nóng của tình trạng xây dựng không phép mà Tp.HCM đang quan tâm. Phường Phú Hữu, Phước Long B là hai địa phương hiện nay vẫn nóng về tình trạng trên.

Tại khu dân cư Kiến Á thuộc phường Phước Long B quản lý, nhà xưởng mọc lên như nấm sau mưa, nhưng chính quyền địa phương bất lực. Theo tìm hiểu của PV Tài chính Doanh nghiệp, hiện tại khu dân cư Kiến Á có hàng chục nhà xưởng đang hoạt động rầm rộ ngày đêm. Các xưởng này đều xây dựng không phép trong khu dân cư.

Tại khu dân cư Đại học Bách Khoa thuộc phường Phú Hữu có nhà xưởng bị cưỡng chế vì xây dựng trái phép, có nhà xưởng vẫn tồn tại bất chấp mọi quy định.

Tại khu dân cư Đại học Bách Khoa thuộc phường Phú Hữu có nhà xưởng bị cưỡng chế vì xây dựng trái phép, có nhà xưởng vẫn tồn tại bất chấp mọi quy định.

Nhiều người dân trong khu dân cư này nhiều lần phản ánh. Tuy nhiên, qua mỗi năm, lại mọc thêm nhiều xưởng mới. Người dân xung quanh chỉ biết “than trời” và chấp nhận sống chung với tình trạng trên.

Theo người dân địa phương, nhiều xưởng hoạt động rầm rộ, ảnh hưởng đến an toàn giao thông khu vực, đường sá hư hại… Ngoài ra, công tác an ninh trật tự khu vực cũng không đảm bảo.

Còn tại dự án Khu dân cư đại học Bách Khoa, hiện nay vẫn còn vài chục nhà xưởng ngày đêm hoạt động rầm rộ. Theo phản ánh của người dân, các nhà xưởng này đều xây dựng không phép trong nhiều năm gần đây. Hàng loạt nhà xưởng mọc lên nhưng chính quyền địa phương “làm ngơ”. Nhiều sai phạm kéo dài, khiến người dân sống trong khu dân cư đại học Bách Khoa lo lắng.

“Tôi lo lắng khi sống trong khu dân cư đại học Bách Khoa. Nhà xưởng mọc lên như nấm, nhưng chính quyền ở đây làm ngơ. Xe tải chạy ra vào khu dân cư như chốn không người. Đêm xuống, tôi không dám để người thân ra đường vì tình hình an ninh trật tự khu này phức tạp. Người dân ở đây nhiều lần kiến nghị lãnh đạo phường Phú Hữu” - một người dân than thở khi sống trong dự án khu dân cư đại học Bách Khoa than phiền.

“Cán bộ tại phường Phú Hữu bao che cho xây dựng không phép trong khu dân cư đại học Bách Khoa chứ ai. Hiện nay, nhiều nhà xưởng vẫn còn hoạt động bình thường. Còn có nhà xưởng (nhà xưởng của tôi) thì bị cưỡng chế. Phải đi "cửa sau", có "quan hệ sâu rộng" để họ bỏ qua cho sai phạm khi chúng tôi xây dựng nhà xưởng ban đầu. Giờ TP làm căng, họ xuống cưỡng chế, phá nát nhà xưởng chúng tôi ngay trong mùa dịch Covid-19”, ông Trung (một chủ xưởng) nói.

96794681_625241064735365_8793363656390737920_n

Mục sở thị tại khu dân cư Đại học Bách khoa, phóng viên Tài chính Doanh nghiệp không khỏi ngỡ ngàng khi thấy nhiều xưởng hoạt động rầm rộ. Các xưởng này xây dựng san sát nhau, bao kín của một góc của dự án khu dân cư Đại học Bách khoa. Các xưởng này hoạt động cả ngày lẫn đêm, tiếng ồn, xe tải tấp nập ra vào khiến người dân xung quanh hết sức lo lắng.

Tại đây, theo ghi nhận của phóng viên vài nhà xưởng đã bị đập bỏ chỉ thị 23 của UBND Tp.HCM. Tuy nhiên, số xưởng tháo dỡ rất ít, so với tổng số nhà xưởng xây dựng trái quy định trong khu dân cư. Theo một chủ xưởng tại đây, vì có “chung chi” nên tạm thời được an toàn, không phải đập bỏ.

Còn tại khu dân cư Kiến Á cũng như vậy. Các xưởng đua nhau rỡ rộ mọc lên như nấm sau cơn mưa. Mặc dù có chỉ thị 23-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, tuy nhiên lãnh đạo phường Phước Long B vẫn “im lặng” chưa xử lý được nhà xưởng nào.

Còn vài chục nhà xưởng vẫn tồn tại ngay khu dân cư Đại học Bách Khoa, chính quyền phường Phú Hữu bất lực trong công tác xử lý sai phạm.

Còn vài chục nhà xưởng vẫn tồn tại ngay khu dân cư Đại học Bách Khoa, chính quyền phường Phú Hữu bất lực trong công tác xử lý sai phạm.

Những sai phạm vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quận 9 nói chung và tại hai phường Phú Hữu, Phước Long B nói riêng đang diễn ra ngày càng phức tạp. Những thế lực nào đang bao che sai phạm; lãnh đạo UBND quận 9, lãnh đạo hai phường Phú Hữu, Phước Long B có vô can khi vụ việc xảy ra tại địa phương mình quản lý?

38 công trình trái phép ở Thủ Đức: Phạt chủ đất hơn 1 tỉ đồng, yêu cầu tháo dỡ hết

Ngày 3/3, UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (TP.HCM) đã giao các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cho ông Lê Tấn Tài, người đứng tên trên khu đất có 38 công trình trái phép tại đường số 40 của phường này. Ông Lê Tấn Tài phải nộp tiền phạt và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Theo đó, UBND quận Thủ Đức ban hành một quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, ba quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đối với ông Lê Tấn Tài. Trong 38 công trình xây dựng trái phép trên, có 3 căn nhà trái phép đã hết thời hạn xử phạt vi phạm hành chính nên UBND quận Thủ Đức áp dụng biện pháp buộc ông Lê Tấn Tài phải tháo dỡ công trình trái phép. 

Với những căn nhà trái phép còn lại, ông Tài bị xử phạt hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ trái phép. Mỗi căn bị xử phạt mức 30 triệu đồng và buộc phải tháo dỡ toàn bộ công trình. Hàng rào xây dựng không phép cũng bị UBND quận Thủ Đức xử phạt 20 triệu đồng. Tổng cộng số tiền xử phạt là 1,040 tỉ đồng. 

Bài sau, Tài chính Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.

Thái Minh - Trọng Công
Bạn đang đọc bài viết Quận 9, Tp.HCM: Loạn xây dựng nhà xưởng không phép tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan