"Số người được đào tạo bài bản tài chính cá nhân còn ít"

12/06/2020, 06:39

TCDN - Trang bị kiến thức, sự hiểu biết về tài chính cá nhân, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo ứng phó tốt với các tình huống bất thường, ổn định đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Đó là chia sẻ của PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung (Trưởng khoa TCNH - ĐH Thương Mại) tại Hội thảo khoa học “Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới”.

Theo PGS,TS. Lê Thị Kim Nhung: "Tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên đây là một khái niệm còn mới tại các nước đang phát triển. Khi một cá nhân hiểu biết, quan tâm tới việc định hình và xác lập kế hoạch tài chính của chính mình, họ có thể sử dụng các công cụ tài chính để bảo toàn và gia tăng tài sản và tránh được những tình huống rủi ro trong cuộc sống.

Việc này đồng thời có thể nâng cao hiệu quả sử dụng dòng tiền không chỉ trong phạm vi cá nhân, mà còn có thể tác động tích cực lên nền kinh tế, khiến các nguồn lực tài chính được sử dụng thông minh và hiệu quả hơn."

Hội thảo khoa học “Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới” được tổ chức hôm nay là kết quả của sự phối hợp giữa Khoa TCNH - Trường Đại học Thương mại với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính, với Khoa TCNH, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hội thảo khoa học “Tài chính cá nhân - Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới” được tổ chức hôm nay là kết quả của sự phối hợp giữa Khoa TCNH - Trường Đại học Thương mại với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính - Bộ Tài chính, với Khoa TCNH, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hiện nay, ở Việt Nam, đối tượng được đào tạo bài bản về tài chính cá nhân còn rất ít chủ yếu dưới hình thức chuyên đề do một số ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tư vấn tài chính và các tổ chức tài chính vi mô triển khai. Bên cạnh đó, một bộ phận lớn dân cư tại các tỉnh thành nhỏ và các khu vực hẻo lánh khó có thể tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những sự hiểu biết cần thiết về tài chính cũng như quản trị tài chính cá nhân.

Đặc biệt, trong kỷ nguyên số như hiện nay, theo ông Nguyễn Đức Huy (Phó Giám đốc khối Ngân hàng số - NHTM Cổ phần Quân Đội), các ngân hàng đang hướng tới co gọn mạng lưới chuyển đổi sang “ngân hàng không chi nhánh” ứng dụng công nghệ thông tin dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực tài chính.

Đối với sản phẩm tiết kiệm số; có nhiều nhóm khách hàng khác nhau phân theo độ tuổi. Để đảm bảo sự thành công của sản phẩm là niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm do sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, Ban, Ngành, các trường đại học để đảm bảo rằng các sản phẩm do NHTM cung cấp ra luôn bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

Cũng tại Hội thảo, một số ý kiến cho biết, Việt Nam hiện có gần 150 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ đạo là lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là các dịch vụ như cho vay ngang hàng, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử, ứng dụng blockchain, dịch vụ  tài chính cá nhân. Việc phát triển dịch vụ tài chính cá nhân trên nền tảng internet và kỹ thuật số đã được các doanh nghiệp Fintech phát triển.

Ngoài ra, dịch vụ tài chính cá nhân trên Mobile Money sẽ làm xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực số, những công ty khởi nghiệp công nghệ, qua đó sẽ góp phần bùng nổ các start-up Việt Nam.

Bên cạnh đó, các công ty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam đã phát triển mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống (cho vay tiền mặt, cho vay mua xe máy/xe điện, cho vay mua điện thoại/điện máy/nội thất, bảo hiểm và thẻ tín dụng nhựa).

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng số (thẻ tín dụng ảo (Virtual card), cho vay online (APP), cho vay qua ví điện tử (IPS), cho vay ngang hàng...) hầu như chưa được phát triển do những khó khăn về công nghệ, nhân lực.

PV
Bạn đang đọc bài viết "Số người được đào tạo bài bản tài chính cá nhân còn ít" tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan