Tách bạch chức năng chủ sở hữu vốn và quản lý nhà nước

05/08/2024, 20:07

TCDN - Ngày 5/8, tại Tp. Hồ Chí Minh, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (dự thảo Luật).

05-08-2024-thao-go-cho-cac-doanh-nghiep-co-von-nha-nuoc-hoat-dong-lanh-manh-va-phat-trien-485132C8-details

Đánh giá các nội dung của dự thảo Luật, ông Võ Hữu Hạnh, Chi cục trưởng Chi cục Tài chính doanh nghiệp TPHCM nhận định, dự thảo luật lần này đổi mới căn bản toàn diện so với trước đây. Lần này, những yếu tố như quản lý về công nợ, huy động vốn, mua sắm tài sản cố định không xuất hiện, cho thấy ý đồ của ban soạn thảo là phân cấp, phân qyền nhiều cho doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn.

Góp ý về các quy định liên quan đến quyền của cơ quan đại diện

5812_1
Việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhằm tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu vốn với chức năng quản lý nhà nước, phân công rõ, phân cấp mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, giải trình việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng: Nhà nước, Chính phủ quản lý đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý theo phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư khác - ông Bùi Tuấn Minh - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính.

chủ sở hữu vốn, ông Võ Hữu Hạnh cho biết theo quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, UBND tỉnh có quyền phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh. Do vậy, nhằm góp phần tăng cường tính chủ động, kịp thời, hiệu quả trong công tác thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ông Võ Hữu Hạnh kiến nghị nghiên cứu, bổ sung quy định “phân cấp, ủy quyền” đối với một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của “cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn là UBND cấp tỉnh” cho cơ quan chuyên môn, UBND cấp dưới trực tiếp (trên cơ sở quy định pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương).

Đối với vấn đề chuyển giao đại diện sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Võ Hữu Hạnh cho biết, theo quy định khoản 2, Điều 38 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; không quy định việc chuyển giao công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp II) về cơ quan đại diện chủ sở hữu (UBND TPHCM). 

Ông Võ Hữu Hạnh kiến nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định về các hình thức chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có nội dung chuyển giao không thanh toán trong trường hợp chuyển giao phần vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ về cơ quan đại diện chủ sở hữu (sau khi chuyển giao thì hai doanh nghiệp này cùng một cơ quan đại diện chủ sở hữu).

Theo bà Lê Ngọc Thùy Trang, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC), dự thảo luật này có những bước thay đổi khi vào các nội dung về sản xuất kinh doanh và quản lý nhà nước. Bà Lê Ngọc Thùy Trang đề nghị, việc dự thảo quy định tiền lương, tiền thưởng của Chủ tịch HĐTV và thành viên HĐTV được phân bổ từ lợi nhuận sau thuế, cần xem lại để phù hợp với các quy định về Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp.

Cùng quan điểm, Đại tá Nguyễn Năng Toàn, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng, theo Luật Thuế và Luật Doanh nghiệp thì đây là khoản chi phí của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp Nhà nước mà kinh doanh thua lỗ, không hiệu quả thì không có nguồn để trả lương cho những người quản lý. Hiện nay, đối với doanh nghiệp Nhà nước, không phải chỉ có người đại diện vốn, không phải chỉ có chủ tịch là người đại diện chủ sở hữu mà thậm chí những người điều hành như tổng giám đốc cũng do chủ sở hữu bổ nhiệm. Như vậy, nếu tách ra như vậy thì cùng một vị trí do chủ sở hữu bổ nhiệm nhưng người thì hưởng lương từ giá thành còn người thì hưởng lương từ lợi nhuận, mà doanh nghiệp không có lợi nhuận thì người được hưởng từ lợi nhuận sẽ rất khó khăn và trong quản lý doanh nghiệp sẽ tạo mâu thuẫn.

PV
Bạn đang đọc bài viết Tách bạch chức năng chủ sở hữu vốn và quản lý nhà nước tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Sửa đổi Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp để phát huy dòng vốn tại doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, yêu cầu khi soạn thảo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là làm thế nào phát huy được dòng vốn tại doanh nghiệp; tập trung vào để thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp.