Thanh Hóa: Nêu tên 5 doanh nghiệp nợ tiền lương của hơn 1.370 lao động

21/02/2024, 09:42
báo nói -

TCDN - Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá, đến ngày 14/2/2024 trên địa bàn tỉnh còn 5 doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp dân doanh chưa giải quyết tiền lương cho 1.375 người lao động.

Công ty TNHH FLC Golf and Resort, thành phố Sầm Sơn nợ lương từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023 của 789 người lao động với số tiền 7,52 tỷ đồng.

Công ty TNHH FLC Golf and Resort, thành phố Sầm Sơn nợ lương từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023 của 789 người lao động với số tiền 7,52 tỷ đồng.

Theo đó, 5 “ông lớn” bị bêu tên có: Công ty TNHH FLC Golf and Resort, thành phố Sầm Sơn nợ lương từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023 của 789 người lao động với số tiền 7,52 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần tập đoàn Vinastone ở huyện Hà Trung nợ lương từ tháng 1/2023 đến nay của 118 người lao động với số tiền 5 tỷ đồng.

Bệnh viện đa khoa Đại An ở huyện Thiệu Hóa nợ lương từ tháng 9/2023 đến tháng 12/2023 của 261 người lao động với số tiền 4 tỷ đồng.

Công ty Xi măng Công Thanh ở thị xã Nghi Sơn tạm dừng hoạt động từ đầu tháng 12/2022, nợ lương từ tháng 8/2022 của 200 người lao động với số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Công ty cổ phần giáo dục Havina Thanh Hóa ở thành phố Thanh Hóa nợ lương tháng 12/2023 của 7 người lao động với số tiền 50 triệu đồng.

Tổng số tiền lương các doanh nghiệp nợ người lao động là 18,57 tỷ đồng, giảm 3,93 tỷ đồng so với thời điểm báo cáo ngày 23/1/2024. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, buộc phải tạm ngừng hoạt động.

Những nguyên nhân dẫn đến việc các công ty nợ lương không trả là do họ thiếu tài chính, gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh, tạm dừng hoạt động... dẫn đến việc chưa đủ khả năng chi trả lương cho người lao động. Trong diễn biến tiêu cực hơn, một số doanh nghiệp “kì kèo” cố tình kéo dài thời gian trả lương, việc này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, những động lực lớn nhất của những người đi làm là tiền lương, tiền thưởng và những chính sách đãi ngộ của công ty. Thiếu đi thu nhập, đời sống của ai cũng sẽ chật vật và thiếu đi sự cân bằng.

Trước đó vào cuối tháng 12/2023, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 2 văn bản về việc phối hợp giải quyết tình trạng nợ lương, hỗ trợ người lao động và không để tình trạng nợ lương người lao động. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc chi trả lương cho người lao động, việc cắt giảm, cho thôi việc, nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động của các doanh nghiệp để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, bảo đảm việc làm, thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động. Đồng thời, trực tiếp làm việc với Công ty TNHH FLC Golf and Resort và UBND TP Sầm Sơn yêu cầu doanh nghiệp thanh toán các khoản lương chưa trả cho người lao động.

Hiện nay, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức làm việc với doanh nghiệp nợ lương trên địa bàn quản lý, đôn đốc doanh nghiệp trả lương đầy đủ cho người lao động, đồng thời, báo cáo cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý đối với trường hợp cố tình nợ lương.

Lan Anh
Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Nêu tên 5 doanh nghiệp nợ tiền lương của hơn 1.370 lao động tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan