CPH DNNN:

Thời gian xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp tối đa 12 tháng

01/02/2021, 15:59

TCDN - Để khắc phục triệt để tình trạng chậm cổ phần hóa DNNN, dự thảo Thông tư hướng dẫn về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa quy định, thời gian thực hiện xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp phải đảm bảo không quá 12 tháng.

các công ty nông, lâm nghiệp phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

các công ty nông, lâm nghiệp phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Dự thảo nêu rõ, việc xử lý tài chính khi thực hiện cổ phần hóa phải đảm bảo một số nguyên tắc. Cụ thể: căn cứ danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải chủ động thực hiện xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định hiện hành. Khi thực hiện xử lý các vấn đề tài chính trước thời điểm quyết định cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện điều chỉnh giá trị sổ sách. 

Đồng thời, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trước thời điểm quyết định cổ phần hóa.

Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Theo quy định của dự thảo, tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp phải thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, khoản 13, 14, 16, 17 Điều 1 Nghị định số 140 /2020/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này; đồng thời được lựa chọn tối thiểu một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật giá và thẩm định giá để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.

Thời gian thực hiện xử lý tài chính và tổ chức tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp (từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp) phải đảm bảo không quá 12 tháng; đối với các doanh nghiệp phải thực hiện Kiểm toán nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thời gian không quá 15 tháng.

Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định điều chỉnh thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để tổ chức xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định; đồng thời tiến hành kiểm điểm, xử lý trách nhiệm và bồi thường vật chất các chi phí phát sinh do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kéo dài thời gian công bố giá trị doanh nghiệp.

Một nguyên tắc nữa là sau 09 tháng kể từ thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thì phải tổ chức xác định lại giá trị doanh nghiệp, ngoại trừ các trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng phải đảm bảo thời điểm IPO của doanh nghiệp không vượt quá 12 tháng kể từ thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dự thảo quy định, khi đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ, doanh nghiệp phải phân tích rõ các khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ và nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh; đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các khoản nợ phải thu không xác định được bên có nghĩa vụ trả nợ.

Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

Xem chi tiết dự thảo thông tư tại đây.

Hà Quyên
Bạn đang đọc bài viết Thời gian xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp tối đa 12 tháng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

“Thúc” tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn các nội dung thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.
Cổ phần hóa EVNGENCO2, EVN nắm giữ 51% vốn điều lệ
Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) sẽ được cổ phần hóa theo hình thức bán bớt một phần vốn nhà nước (vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) hiện có tại Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2; EVN nắm giữ 51% vốn điều lệ tại EVNGENCO2.