Thực tại u ám của sân vận động Wembley sau trận chung kết EURO 2020

13/07/2021, 07:03

TCDN - Sau trận chung kết EURO 2020 giữa đội tuyển Italy và Anh, sân vận động Wembley tiếp tục vật lộn với những khó khăn mà nó chưa thể vượt qua.

Rạng sáng ngày 12/4, trận chung kết giải bóng đá EURO 2020 giữa đội tuyển Anh và đội tuyển Italy đã diễn ra trên sân vận động Wembley, Anh. Cuối cùng, đội tuyển Ý đã giành chiến thắng một cách kịch tính trên chấm penalty để đăng quang ngôi vô địch một cách xứng đáng.

Ban quản lý sân vận động Wembley đã cho phép khoảng 60.000 cổ động viên vào sân và theo dõi trận chung kết. Trước đó, phần lớn các trận đấu tại EURO năm nay chỉ cho phép các sân vận động sử dụng tối đa 20% sức chứa.

Trước trận chung kết, sân vận động Wembley cũng đã tổ chức các trận đấu tại vòng bảng vả vòng knock-out. Ngoài ra, một số nguồn tin cho biết một cặp vé xem trận chung kết được rao bán trên thị trường chợ đen thậm chí còn có giá lên tới hàng trăm nghìn euro.

Song không khí náo nhiệt của bữa tiệc bóng đá vẫn không thể khiến nhiều người quên rằng tình hình tài chính của sân vận động Wembley đang nguy cấp, theo The Guardian.

Italy Anh

Báo cáo tài chính của Wembley National Stadium Ltd (WNSL), một công ty thuộc Liên đoàn bóng đá Anh (FA) và sở hữu sân vận động Wembley cho thấy doanh nghiệp này đang lỗ gần 28 triệu bảng, tính đến hết ngày 31/7/2020, tăng 2,5 triệu bảng so với năm tài chính trước đó. Doanh thu đồng thời cũng giảm từ hơn 100 triệu bảng xuống còn 35,5 triệu bảng.

Rất nhiều ngành chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc các sự kiện thể thao lớn cũng như những sự kiện bên lề không thể tổ chức trong suốt năm 2020 đã tác động tiêu cực tới tình hình tài chính của sân Wembley.

Sân vận động này đã trải qua gần một năm không hoạt động cho tới khi đón khoảng gần 8.000 người tới tham dự trận chung kết Cúp Liên đoàn vào tháng 4 vừa qua. Dù vậy, con số đó vẫn là quá nhỏ so với quy mô của Wembley.

"Có thể Wembley chỉ tổ chức các trận bóng đá lớn hoặc các buổi hòa nhạc mỗi năm, nhưng đây là một sân vận động mang tầm quốc gia và nó nên được sử dụng hàng tuần. Nếu các sự kiện không thể diễn ra, nguồn thu sẽ giảm nghiêm trọng", Martin Fullard, Trưởng Ban biên tập của Công ty truyền thông Mash Media, tại Anh, phát biểu.

Cựu Giám đốc điều hành FA, ông Martin Glenn không tin vào tình cảnh của sân Wembley. Dù vậy, chính ông cũng từng có ý định bán sân Wembley với giá 600 triệu bảng cho ông chủ CLB Fulham là tỷ phú Shahid Khan.

"Ngay cả trong những giai đoạn bình thường, Wembley cũng là nơi tiêu tốn tiền mặt của FA. Nếu bạn sở hữu quyền đối với một sự kiện, chẳng hạn như một trận đấu của đội tuyển Anh, tất cả nguồn thu sẽ là của bạn. Song FA phải bán vé cho rất nhiều trận đấu vòng loại, nên họ phải giảm giá vé để có thể lấp đầy các khán đài", ông giải thích.

Nếu không có nguồn thu ổn định cùng các khoản chi phí ước tính lên tới 15 triệu bảng mỗi năm, sân vận động Wembley có thể phải đối mặt viễn cảnh u ám.

Nhã Vy
Bạn đang đọc bài viết Thực tại u ám của sân vận động Wembley sau trận chung kết EURO 2020 tại chuyên mục Tài chính quốc tế của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Quảng Trị: Giải bóng đá giao hữu “VietinBank – Kết nối doanh nghiệp”
Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) và hướng tới kỷ niệm 18 năm thành lập VietinBank CN Quảng Trị (26/3/2003-26/3/2021), trong 2 ngày 26 và 27/3, tại TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra giải bóng đá giao hữu “VietinBank – Kết nối doanh nghiệp”.