Vì sao ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam?

12/10/2023, 11:15
báo nói -

TCDN - Ngày 13/10 hàng năm được lấy là Ngày Doanh nhân Việt Nam kể từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng ngọn nguồn của nó thì không nhiều người biết.

Nguồn gốc Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Ngày 13/10/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới Công thương Việt Nam, bức thư có đoạn “… Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích lợi quốc dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng.

Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng…” (Trích Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công thương được đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam).

Bác Hồ gặp gỡ giới Công Thương Hà Nội tại Bắc Bộ phủ năm 1945. (Ảnh: Tư liệu).

Bác Hồ gặp gỡ giới Công Thương Hà Nội tại Bắc Bộ phủ năm 1945. (Ảnh: Tư liệu).

Để phát huy vai trò, truyền thống của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp, ngày 20/9/2004 Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 990/QĐ-TTg về Ngày Doanh nhân Việt Nam, hằng năm lấy ngày 13 tháng 10 là “Ngày doanh nhân Việt Nam”.

Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 13/10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc - đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới công thương Việt Nam ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Bộ Chính trị: Đến 2030 Việt Nam sẽ có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, thế giới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Nghị quyết số 41 nêu rõ quan điểm, đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đội ngũ doanh nhấn, giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức cùng thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Đến năm 2030, Bộ Chính trị đặt mục tiêu có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Tầm nhìn đến năm 2045 là phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Để thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn trên, Bộ Chính trị chỉ rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó có việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước; hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến.

Bộ Chính trị cũng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền tài sản hợp pháp, khởi nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hóa quan hệ kinh tế...

Bên cạnh đó, thực hiện phương thức đối tác công - tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, đối tượng phục vụ; kiểm soát, xóa bỏ đặc quyền, độc quyền trong sản xuất, kinh doanh.

Nghị quyết số 41-NQ/TW là bắt đầu cho sự khởi đầu mới của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong tình hình mới, đặc biệt khi Nghị quyết được ban hành đúng dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/1945 - 13/10/2023).

Hoàng Nhung (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Vì sao ngày 13/10 được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam? tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển nhận kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 11/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình Hội nghị triển khai kế hoạch hợp tác năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), doanh nhân Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã vinh dự được trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển ĐHQGHN.