VIB: Lãi suất huy động gần như không giảm, tiền gửi vẫn sụt

15/06/2023, 10:41
báo nói -

TCDN - Dù gần như là không giảm lãi suất huy động theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng Ngân hàng VIB vẫn chứng kiến cả tiền gửi và tín dụng cùng suy giảm.

Không giảm lãi suất theo lệnh của NHNN

Từ cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần yêu cầu các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất huy động, từ đó giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Từ giữa tháng 3/2023 tới cuối tháng 3/2023, chỉ trong vòng 15 ngày, Ngân hàng Nhà nước có 2 lần liên tiếp điều chỉnh lãi suất điều hành. Mục đích vẫn là hệ thống ngân hàng giảm lãi suất.

Dù không giảm lãi suất huy động theo yêu cầu của NHNN nhưng ngân hàng VIB vẫn chứng kiến cả tiền gửi và tín dụng cùng suy giảm.

Dù không giảm lãi suất huy động theo yêu cầu của NHNN nhưng ngân hàng VIB vẫn chứng kiến cả tiền gửi và tín dụng cùng suy giảm.

Những “anh cả” của ngành như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV),… thực hiện khá nghiêm túc yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, không phải ngân hàng thương mại nào cũng như vậy.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong những đơn vị gần như giữ nguyên biểu niêm yết lãi suất trong quý 1/2023. Cụ thể, trong tháng 12/2022, lãi suất tiền gửi cao nhất tại VIB là 8,6%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng tới 36 tháng.

Các kỳ hạn ngắn ở VIB cũng khá hấp dẫn với 8,5%/năm, kỳ hạn từ 7 tháng tới 11 tháng (cho các khoản tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên ) và 8%/năm (cho các khoản tiền gửi dưới 300 triệu đồng). Đặc biệt, với hình thức gửi tiết kiệm online, khách hàng còn được nhận tới lãi suất 8,8%/năm.

Tới tháng 3/2023, biểu lãi suất này không có nhiều thay đổi với mức lãi suất cao nhất vẫn là 8,8%/năm, áp dụng cho hình thức gửi tiết kiệm online kỳ hạn dài. Như vậy, sau yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023, VIB vẫn chưa tác động nhiều tới lãi suất huy động.

Phải tới tháng 4/2023, lãi suất tiền gửi tại VIB mới “hạ nhiệt”. Trong tháng 4, mức lãi cao nhất tại VIB chỉ còn là 8,2%/năm, giảm 0,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn duy nhất là 12 tháng. Còn với hình thức online, lãi suất giảm nhẹ 0,1% xuống còn 8,7%/năm.

Huy động vốn và tăng trưởng tín dụng cùng giảm

Mặc dù cố gắng duy trì chính sách lãi suất cao bất chấp yêu cầu từ Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhưng VIB lại chứng kiến huy động vốn và tín dụng cùng suy giảm. Tại ngày 31/3/2023, chỉ tiêu Tiền gửi của khách hàng tại VIB chỉ đạt 199.267 tỷ đồng, giảm 857 tỷ đồng, tương đương 0,43% so với hồi cuối năm 2022. Trong khi đó, cùng thời kỳ, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,77%.

Mặc dù cố gắng duy trì chính sách lãi suất cao bất chấp yêu cầu từ Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhưng VIB lại chứng kiến huy động vốn và tín dụng cùng suy giảm.

Mặc dù cố gắng duy trì chính sách lãi suất cao bất chấp yêu cầu từ Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhưng VIB lại chứng kiến huy động vốn và tín dụng cùng suy giảm.

Huy động vốn tại VIB “cài số lùi” dù trước đó, trong năm 2022, VIB khá thành công khi thu hút tiền gửi từ khách hàng. Hồi cuối năm 2022, chỉ tiêu tiền gửi từ khách hàng của VIB đạt 200.124 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 173.565 tỷ đồng hồi cuối năm 2021.

Cùng với huy động vốn, tăng trưởng tín dụng tại VIB cũng là con số âm. Chỉ tiêu Cho vay khách hàng của VIB chỉ đạt 226.004 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 228.879 tỷ đồng. Đáng chú ý, bất chấp huy động vốn và tín dụng tăng trưởng âm, VIB lại bất ngờ ghi nhận thu nhập lãi và chi phí lãi vay bứt tốc.

Cụ thể, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự (trong đó chủ yếu là lãi từ cho vay) tăng đột biến. Chỉ tiêu này đạt tới 9.089 tỷ đồng, tăng 3.036 tỷ đồng, tương đương 50,2% so với quý 1/2023.

Trong khi đó, Chi phí lãi và các chi phí tương tự (chủ yếu là tiền trả lãi tiền gửi cho khách hàng) tăng 2.248 tỷ đồng, tương đương 88,6% lên 4.785 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 của VIB cải thiện đáng kể, tăng từ 1.823 tỷ đồng lên 2.155 tỷ đồng.

Nợ xấu “bứt tốc”

Một điểm đáng lưu ý nữa chính là dù tín dụng tăng trưởng âm nhưng VIB lại đối mặt với tình trạng nợ xấu “bứt tốc”. Tại ngày 31/3/2023, nợ xấu tại VIB lên tới 8.342 tỷ đồng, chiếm 3,64% tổng dư nợ tín dụng, cao hơn đáng kể so với mức “trần” 3% mà Ngân hàng Nhà nước quy định.

Nợ xấu tăng 2.655 tỷ đồng, tương đương 46,7% so với cuối năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,45% lên 3,64%. Trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế tăng rất khiêm tốn thì VIB lại mạnh tay tăng thù lao cho dàn lãnh đạo.

Trong quý 1/2023, thù lao của Hội đồng quản trị tăng từ 1,371 tỷ đồng lên 8,648 tỷ đồng; thù lao của Ban Kiểm soát tăng từ 1,246 tỷ đồng lên 3,593 tỷ đồng. Chỉ riêng thù lao cho Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng giảm mạnh từ 14,192 tỷ đồng xuống 9,333 tỷ đồng.

Mộc Hương - Hoài Thương
Bạn đang đọc bài viết VIB: Lãi suất huy động gần như không giảm, tiền gửi vẫn sụt tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Nợ xấu của Ngân hàng VIB tăng mạnh
Nợ xấu tăng mạnh và khả năng "phòng thủ" của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu giảm đi. Đó là viễn cảnh đang diễn ra tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).