Việt Nam - Lào ký kết 10 văn kiện hợp tác liên quan đến tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải

11/01/2023, 15:54
báo nói -

TCDN - Việt Nam - Lào vừa ký kết 10 văn kiện hợp tác quan trọng liên quan đến tài chính - ngân hàng, giao thông vận tải, ngoại giao kinh tế, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông,... tiếp tục tạo khuôn khổ quan trọng cho việc làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Sáng 11/1, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Hai Thủ tướng tiếp tục khẳng định chính sách nhất quán của hai Đảng, hai nước luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào và bày tỏ vui mừng về sự phát triển tích cực, bền vững của quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước thời gian qua...

Đặc biệt, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư được tăng cường thúc đẩy đúng hướng. Việt Nam có thêm 05 dự án mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng giá trị 70 triệu USD, tăng gần 50% so với năm 2021. Nhiều dự án hợp tác quan trọng khác cũng được triển khai tích cực, hiệu quả. Thương mại là điểm sáng với tổng kim ngạch song phương cả năm 2022 đạt gần 1,7 tỷ USD, tăng hơn 21% so với năm 2021, vượt mục tiêu đã đề ra (tăng trưởng 10-15%).

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (Ảnh: VGP)

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai bên nhất trí nỗ lực triển khai Thỏa thuận chiến lược hợp tác Việt-Lào giai đoạn 2021-2030, Hiệp định Hợp tác song phương Việt-Lào 2021-2025 và các thỏa thuận, kế hoạch hợp tác đã ký trên các lĩnh vực; tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các kênh để không ngừng củng cố quan hệ chính trị tin cậy đặc biệt và bền chặt; đẩy mạnh trao đổi lý luận chính trị; phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng.

Hai bên cũng nhất trí tiếp tục nâng tầm hợp tác kinh tế; hỗ trợ nhau phục hồi sau đại dịch, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả. Tiếp tục phối hợp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tăng cường kết nối hiệu quả giữa hai nền kinh tế, kể cả kết nối cứng về hạ tầng giao thông, viễn thông, năng lượng…, cũng như kết nối hạ tầng mềm về thể chế, chính sách, thương mại điện tử, kinh tế số, tài chính, ngân hàng…

Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tăng trưởng thương mại ổn định từ 10-15% mỗi năm trở lên; không ngừng mở rộng hợp tác đầu tư, trong đó quan tâm thúc đẩy đầu tư vào các dự án ở các tỉnh giáp biên. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác về tư pháp, khoa học công nghệ, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh giáp biên.

Hai bên cũng nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thông, coi trọng tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hai nước về truyền thống quan hệ đặc biệt Việt-Lào. Đặc biệt hai bên quan tâm phối hợp triển khai thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo; chú trọng hợp tác đào tạo cán bộ các cấp, nhất là cán bộ nguồn.

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Lào. (Ảnh: VGP)

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Lào. (Ảnh: VGP)

Ngay sau cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác gồm: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về đối tác số; Hiệp định Tương trợ tư pháp dân sự giữa Việt Nam và Lào; Nghị định thư về hợp tác đào tạo giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào giai đoạn 2022-2027; Thoả thuận hợp tác toàn diện trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thuỷ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào; Kế hoạch hợp tác năm 2023 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.

Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính và hệ thống thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước Lào; Bản ghi nhớ về hợp tác y tế giữa Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Lào.

Bản ghi nhớ về cơ chế tham vấn ngoại giao kinh tế giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào;  Thoả thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương của Lào; Biên bản hợp tác khung về thiết lập mỗi quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và tỉnh Champasak, Lào.

Thoả thuận giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Lào về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho các bộ, ngành, địa phương của Lào; Biên bản hợp tác khung về thiết lập mỗi quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Trị, Việt Nam và tỉnh Champasak, Lào.

Nam Yên
Bạn đang đọc bài viết Việt Nam - Lào ký kết 10 văn kiện hợp tác liên quan đến tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Hàng hóa từ Lào có thể được hưởng thuế 0%
Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Lào có thể hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% hoặc giảm 50% theo dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn từ 1/12/2022 đến 4/10/2023.