Bắc Giang: 3 kịch bản tiêu thụ 180 nghìn tấn vải thiều trong mùa dịch

19/05/2021, 11:06

TCDN - Bắc Giang vừa ban hành kế hoạch tiêu thụ vài thiều năm 2021 đang đến rất gần với 3 kịch bản ứng phó với tình hình diễn biễn của dịch COVID-19.

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2021, diện tích vải trên địa bàn tỉnh là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020), trong đó sản lượng vải sớm khoảng 45.000 tấn, vải chính vụ sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng 20/5 đến 20/7. Để ứng phó với dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh, tỉnh Bắc Giang ban hành kết hoạch tiêu thụ vải thiều với 3 kịch bản.

Kịch bản 1, khi dịch bệnh COVID -19 được kiểm soát, vải thiều được tiêu thụ thuận lợi. Sản lượng vải thiều được tiêu thụ 50% trong nước (khoảng 90.000 tấn), 50% xuất khẩu (khoảng 90.000 tấn).

Tiêu thụ trong nước, kênh tiêu thụ tại các chợ đầu mối (Thủ Đức; Bình Điền-TP HCM, Dầu Giây-Đồng Nai; Bắc Thăng Long; Phùng Khoang; Long Biên-Hà Nội, Hòa Cường-Đà Nẵng), dự kiến tiêu thụ khoảng 40.000 tấn.

Bắc Giang: 3 kịch bản tiêu thụ 180 nghìn tấn vải thiều trong dịch

Bắc Giang: 3 kịch bản tiêu thụ 180 nghìn tấn vải thiều trong dịch

Sản lượng vải còn lại chuyển chế biến sấy và chế biến khác, dự kiến tiêu thụ khoảng 9.000 tấn (số lượng lò sấy trên địa bàn các huyện khoảng 600 lò, tập trung chủ yếu tại địa bàn huyện Lục Ngạn, Lục Nam, công suất tối đa đạt khoảng 30.000 tấn).

Sản lượng tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử (Alibaba, Amazon, Sendo, Voso, Shopee…), kinh doanh trên nền tảng online tiêu thụ khoảng 1.000 tấn.

Ở kịch bản này, sản lượng xuất khẩu vào các thị trường như Trung Quốc, Nhật, Úc, EU, Mỹ, Thái Lan, Singapore… khoảng 90.000 tấn.

Thứ 2, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước, khoảng 130.000 tấn, 30% xuất khẩu, khoảng 50.000 tấn.

Về tiêu thụ trong nước, các chợ đầu mối như Thủ Đức, Bình Điền (TP HCM), Dầu Giây (Đồng Nai), Bắc Thăng Long, Phùng Khoang, Long Biên (Hà Nội), Hòa Cường (Đà Nẵng) được xác định đây là kênh tiêu thụ chủ yếu, tiêu thụ khoảng 55.000 tấn.

Các tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích như: Big C, GO, Lan Chi, Vinmart&Vinmart+, MM Mega MarKet, Aoen, Lotte, Coo.mart, Co.opFood, Intimex, Fivimart và Citimart, Vincom …dự kiến tiêu thụ khoảng 20.000 tấn...

Thứ 3, dịch COVID - 19 ảnh hưởng toàn diện, sản lượng vải thiều 90% tiêu thụ nội địa, khoảng 160.000 tấn; xuất khẩu 10%, khoảng 20.000 tấn. Ở kịch bản này cần tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Tăng cường khuyến cáo người dân thu hoạch rải vụ, nơi nào có quả vải chín trước cần tập trung thu hoạch, tiêu thụ sớm.

Kênh tiêu thụ tại các chợ đầu mối lớn trong nước được xác định đây là tiêu thụ chủ yếu, khoảng 60.000 tấn.

Các tập đoàn phân phối có các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích dự kiến tiêu thụ khoảng 25.000 tấn. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu dự kiến tiêu thụ khoảng 30.000 tấn. Các chợ truyền thống, tiểu thương, xe cóc, điểm cân nhỏ phục vụ cho tiêu thụ lưu động tiêu thụ khoảng 15.000 tấn.

Trúc Nhi
Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang: 3 kịch bản tiêu thụ 180 nghìn tấn vải thiều trong mùa dịch tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Vải thiều sẽ lên sàn online vào 18/5
Tỉnh Hải Dương đang tiến hành những bước cần thiết để phấn đấu trước ngày 18/5 sẽ đưa vải thiều lên các sàn thương mại điện tử.
Bắc Giang: Thu gần 7.000 tỷ đồng từ vải thiều
Theo Sở Công thương Bắc Giang, tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng vải thiều đạt gần 165.000 tấn, tổng giá trị thu được từ quả vải và dịch vụ liên quan khoảng gần 7.000 tỷ đồng.